4 loại dược liệu quý trong sử sách
Bốn cái tên Muối, Mực, Nổ, Quýt gai mà chúng tôi nêu trong bài viết được trích từ cuốn sổ ghi chép của tổ tiên bà Đoàn Thị Dung (thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) để lại, hiện bà Dung sử dụng điều trị cho nhiều bệnh nhân bị bệnh thận và mang lại hiệu quả cao.
Theo như bà Dung chia sẻ, trong số hàng ngàn vị thuốc y học cổ truyền, hiện có vị thuốc ghi đúng theo tên khoa học, có vị thuốc được ghi theo tên địa phương. Chính vì thế, ở mỗi vùng miền những loại cây này có thểcó tên gọi khác nhau, thậm chí có sự trùng tên cây khác.
Để hiểu rõ về nguồn gốc của bốn loại cây thuốc quý nêu trên, chúng tôi nhờ đến sự giúp đỡ của lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TPHCM) - người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu, sưu tầm và nhân giống dược liệu, xây dựng cho riêng mình “bảo tàng” cây thuốc quý.
Từ chia sẻ của lương y Nguyễn Đức Nghĩa, chúng tôi tiếp cận với cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”(NXB Y học ấn hành năm 1997) của Giáo sư, Tiến sỹ Võ Văn Chi. Cuốn sách đề cập, mô tả hàng nghìn loài cây thuốc với chi tiết về đặc điểm nhận dạng, phân bố, sinh trưởng, công dụng chữa bệnh. Trong đó có ghi chép chi tiết về 4 loại cây thuốc chữa bệnh thận: Mực, Muối, Nổ, Quýt gai.
Cuốn sách quý giá này có lẽ sẽ thay đổi quan niệm của không ít đọc giả, bởi hàng nghìn loài thực vật, cây cỏtưởng chừng vô dụng lại hiện lên với vai trò hữu dụng. Đơn cử 4 loại cây trên, trong khi ngày nay nhiều người coi đó là cây dại thì từ xa xưa, dân tộc các nước trên thế giới cũng như các bậc danh y trong nước đãứng dụng chữa bệnh.
Cây Muối có rất nhiều công dụng
Trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, cây Muối có tên gọi là Diêm phu mộc, Ngũ bội tử thụ, loài này mọc hoang trên các đồi cây bụi, có thể gặp nhiều nơi từ miền Bắc đến các tỉnh Tây Nguyên.Đây là cây gỗ nhỏ, cao từ 5 – 10m, cành non, cuống là và cuống hoa phủ lông ngắn màu nâu. Cây ra hoa tháng 6 – tháng 7, kết quả tháng 10 – tháng 11.Cây có thể dùng được rễ, lá, quả và ngũ bội tử, tức là những nốt dài trên cuống lá, cành của cây, do ấu trùng của một loại sâu gây ra.
Cây Muối có rất nhiều công dụng. |
Theo kinh nghiệm ghi chép, rễ câyđược người ta thu hái quanh năm, lá được thu hái vào mùa hè thu, quả được thu hái lúc già. Rễ, lá cây Muối có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu (lợi tiểu - PV), khư phong thấp. Công dụng của rễ, lá cây Muối là trị cảm mạo phát nhiệt, thổ huyết, ăn uống không tiêu, gãy xương… và các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, trẻ em ra mồ hôi trộm. Rễ cũng còn trị rắn cắn, mụn nhọt độc.
Phát hiện công dụng của loài này, người Trung Quốc từ lâu đã sử dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh thường gặp. Như ở vùng Thiểm Tây (Trung Quốc), vỏ rễ cây Muối được dùng để trị gãy xương, ngoại thương xuất huyết, mụn nhọt lở ngứa, viêm khí quản mạn tính, bệnh sởi, cảm mạo, hoàng đản (chứng vàng da), phong thấp đau nhức khớp, ho ra máu, tiểu ra máu...Trong khi đó, quả cây Muối có thể ăn được và người ta dùng trị đái ra máu, ói ra máu, trĩ và dùng ngoài trị bỏng, lở ngứa.
Ngũ bội tử trên cây Muốiđược dùng trị lỵ ra máu, ỉa chảy mạn tính, ho mạn tính, trẻ em ra mồ hôi trộm, di tinh, trĩ ra máu, phân đen, sa trực tràng, vết thương chảy máu. Dùng bôi bên ngoài có thể chữa bỏng và khỏi đau nhức, lại có tác dụng diệt khuẩn. Tại nước ta, từ xa xưa ngũ bội tử cũng được dùng trị bệnh.Trong cuốn “Nam dược thần hiệu” của Đại danh y Tuệ Tĩnh có ghi chép đơn thuốc chữa ho lâu ngày, khạc ra máu bằng ngũ bội tử.
Cây Mực còn được gọi là cây Phèn đen, nhiều tác dụng trong chữa thận. |
Trong các chứng bệnh mà người Trung Quốc dùng cây muối để chữa trị, đáng chú ý có bệnh thủy thũng. Theo lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM), thủy thũng là tình trạng cơ thể bị ứ nhiều nước ở tay, chân, đầu mặt, mi mắt, thậm chí toàn thân sưng phù.Đông y chia thủy thũng làm 2 loại là Dương thủy và Âm thủy.Nếu là Dương thủy thì thường có các triệu chứng: phù toàn thân, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đau lưng, đi tiểu ít, nước tiểu vàng hoặc đỏ sậm… Trường hợp này được y học hiện đại quy vào bệnh viêm cầu thận cấp hoặc viêm thận cấp.
Cây Mực giải độc, lợi tiểu, trị viêm thận
Nếu cây Muối được người Trung Quốc sử dụng chữa các chứng liên quan đến thận thì cây Mực được cho là có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt giải độc, sát trùng lợi tiểu và xa xưa được người Ấn Độ sử dụng. Cây Mực, còn có tên gọi khác là cây Phèn đen. Theo nhiều lương y, dân gian đặt tên cây Mực có thể là bởi quả cây lúc chín có màu đen, nước trong quả giống màu mực.
Đây là loại cây nhỡ, cao từ 2-4m, cành nhánh màu đen nhạt, lá đơn, nguyên mọc so le, có hình dạng bầu dục. Phiến lá mỏng, mặt trên sẫm màu hơn mặt dưới, quả hình cầu, mọc hoang nhiều nơi. Rễ cây có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Rễ cây có công dụng trị lỵ, viêm ruột, viêm gan, viêm thận. Lá thường dùng chữa sốt, tiêu chảy, phù thũng, ứ huyết, huyết nhiệt sinh đinh nhọt. Vỏ thân cây dùng chữa tiểu tiện khó khăn.
Người Ấn Độ từ xưa đã biết dùng dịch lá Mực làm viên với Long não và Màng tang… để trị lợi răng bị thương, trị tiêu chảy cho trẻ em. Có thể sử dụng lá cây Mực kết hợp các loại dược liệu tạo thành đơn thuốc, dùng để trị các chứng bệnh như kiết lỵ, bị rắn cắn, chảy máu nướu răng, nhọt độc mới phát, vết thương.
Tiếp đến cây Nổ, theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, cây Nổ còn có tên gọi khác là Bỏng nổ. Đây là loài cây nhỏ, cao 2-3m. Cành già màu nâu sẫm, lá mỏng, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc… cụm hoa ở nách, quả mang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Cây ra hoa từ tháng 6 - tháng 8, ra quảtừ tháng 9- tháng 11,phân bố ở nhiều nước Đông Á.
Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng thưa, ở chỗ dãi nắng ven đường, có thể được thu hái quanh năm. Hầu hết các bộ phận của cây có thể sử dụng như cành, lá, rễ, vỏ. Nước sắc từ cành lá của cây có thể diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, hỗ trợ điều trị vết thương do đồ sắt sét gỉ gây ra. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá giã thành bột đắp ở vết loét. Rễ cây chữa sốt nóng, chóng mặt, chân tay run, trị bệnh lậu.
Để bạn đọc tiện tìm hiểu thêm thông tin về 4 loại dược liệu, chúng tôi cung cấp số điện thoại của bà Đoàn Thị Dung: 0976.467.461.
Cuối cùng đến cây Quýt gai, còn được gọi là cây Gai quít, cây Duối núi. Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam” thì đây là loại cây nhỏ mọc thành bụi, có gai, rất nhẵn, có gai to, lá hình ngọn giáo hay thuôn, có răng dạng gai to. Hoa có hoa đực và hoa cái, quả có đường kính 8mm, vỏ quả ngoài mỏng và dễ vỡ, hạt hình cầu, màu vàng, có khía nâu.
Cây này phân bố ở nhiều nước Đông Á, ở nước ta mọc khá nhiều, xuất hiện từ miền Bắc đến tận các tỉnh phía Nam. Cây thường mọc thành những quần hệ nhỏ ở chân các thung lũng đá vôi, triền đồi núi. Cây có gai nên được trồng làm hàng rào, quả chín có thể ăn được, dân gian dùng vỏ cây làm thuốc tiêu độc mụn nhọt.
Nhìn chung,người phương Đông từ xa xưa đã sử dụng 4 loại cây chữa bệnh, trong đó cây Muối và Mực được xem là có nhiều công dụng trong chữa các bệnh liên quan đến thận. Ngoài ra, các vị thuốc còn được công nhận trong việc giúp lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, điều hòa khí huyết. Điều này có thể lý giải vì sao 4 vị thuốc kết hợp lại có thể chữa được hầu hết chứng bệnh về thận.
Theo bà Đoàn Thị Dung, thời điểm hơn 20 năm trước bà dùng 4 loại cây chữa lành hội chứng thận hư cho con gái, lúc đó hết sức bất ngờ. Về sau nhờ lương y Đinh Công Bảy chia sẻ thông tin chuyên sâu, đồng thời quá trình vừa sử dụng vừa tìm hiểu biết được công dụng các loại cây, bà càng tâm đắc về hiệu quả các vị thuốc mang lại. Cũng nhờ đó tận dụng thế mạnh của cây thuốc, nâng cao hiệu quả trong sử dụng để giúp nhiều người khỏi bệnh.