Thuốc Molnupiravir có tỷ lệ 'tiêu trừ' virus cao sau 5 ngày

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Phổi Trung ương mới triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir theo phân công của Bộ Y tế. Việc nghiên cứu bước đầu cho kết quả khả quan.

Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ âm hóa virus trong vòng 5 ngày sử dụng thuốc Molnupiravir rất cao. Tuy nhiên, để sử dụng rộng rãi vẫn cần thử nghiệm lâm sàng ở phạm vi lớn hơn.

"Bệnh viện Phổi Trung ương đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở khu vực bệnh viện nhưng hiện nay bệnh viện được giao thêm nhiệm vụ triển khai thử nghiệm rộng ra cộng đồng nhằm điều trị sớm, âm hóa virus sớm cho các bệnh nhân. Nếu thành công, có thể đây là một cứu cánh trong việc giảm tỷ lệ chuyển biên nặng, tử vong đối với các bệnh nhân COVID-19", BS Nhung chia sẻ.

Trước đó, từ ngày 27/8, Bộ Y tế cùng Sở Y tế TP HCM đã đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào điều trị cho các ca F0 trong cộng đồng. Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị. Để sử dụng thuốc này, bệnh nhân phải cam kết đồng ý sử dụng và tuân thủ một số điều kiện nhất định.

Hiện doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước cũng đã sẵn sàng tài trợ lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều, đến ngày 5/9 sẽ cung cấp thêm 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều, tương ứng 2,3 triệu viên Molnupiravir 400mg).

Thuốc kháng virus Molnupiravir vừa được đưa vào dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.

Bộ Y tế cho biết, Molnupiravir là sản phẩm được hãng dược phẩm Merck của Mỹ và Công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, nhằm điều trị COVID-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình.

Hiện viên nang Molnupiravir 400mg nước ta sử dụng do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối với người bệnh đang sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir, nếu cần phải uống kháng viêm và kháng đông theo hướng dẫn thì ngưng sử dụng thuốc Molnupiravir..

Những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt, làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.

Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP HCM, thuốc điều trị F0 tại nhà bao gồm 3 gói: A, B, C.

Trong đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và nâng cao thể trạng, dùng trong 7 ngày, gồm: Paracetamol (uống 1 viên khi sốt) và các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin C (uống 2 lần/ngày).

Gói thuốc B dùng trong 3 ngày bao gồm các loại thuốc kháng viêm và kháng đông, các thuốc này chỉ được dùng khi F0 cảm thấy khó thở (nhịp thở nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 95%) và chưa liên hệ được bác sỹ. Sau 3 ngày, cần có ý kiến bác sỹ về việc có dùng tiếp các thuốc này hay không.

Gói thuốc C dùng trong 5 ngày, đây là thuốc kháng virus Molnupiravir được chỉ định với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, cần có cam kết khi sử dụng thuốc.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.