Thuốc lá nung nóng - 'kẻ giết người' thầm lặng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thuốc lá thế hệ mới nói chung và thuốc lá nung nóng nói riêng là tác nhân gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, đã và đang  từng ngày, từng giờ đầu độc một bộ phận giới trẻ. Cần phải loại "kẻ sát nhân" thầm lặng này khỏi môi trường sống của con người.

Nhận diện thuốc lá nung nóng

Thuốc lá nung nóng là thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng sợi thuốc lá tới nhiệt độ nhất định hoặc kích hoạt thiết bị có chứa sợi thuốc lá, tạo ra sol khí chứa Nicotine và các chất phụ gia tạo hương vị cho người dùng hít vào. Lượng Nicotine có trong thuốc lá làm nóng cũng tương tự như thuốc lá điếu.

Về cấu tạo, thuốc lá nung nóng là sự kết hợp giữa điếu thuốc lá và dung dịch. Phần đầu của sản phẩm thuốc lá nung nóng là điếu thuốc rất ngắn. Dung dịch là ống vàng ở giữa.

Nguyên liệu sử dụng trong thuốc lá nung nóng là thuốc lá (sợi, lá thuốc lá) cùng các chất phụ gia khác và thường được tẩm hương liệu. Thuốc lá có thể ở dạng điếu hoặc ở các dạng khác như thanh, viên/ngăn chứa thuốc lá. Còn thuốc lá điện tử thì sử dụng nguyên liệu từ tinh dầu có chứa Nicotine và các hương liệu kèm theo.

Nhiệt độ do thuốc lá nung nóng tạo ra (trực tiếp hoặc gián tiếp) có thể từ 250ºC đến 350ºC để tạo ra hơi có chứa Nicotine, trong khi thuốc lá truyền thống bị đốt lá thuốc và cháy ở nhiệt độ lên đến từ 600 đến 900 độ C.

Cấu tạo một sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Cấu tạo một sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá nung nóng rất đa dạng, trong đó có nhiều sản phẩm kết hợp (lai) giữa thuốc lá nung nóng với thuốc lá điện tử, pha trộn, tẩm ướp dung dịch điện tử khiến cho việc kiểm tra và nhận biết gặp khó khăn. Thậm chí, nhiều đối tượng đã có hành vi sử dụng tinh dầu cần sa để trộn vào tinh dầu thuốc lá nung nóng. Vì chất ma tuý này không màu, không mùi, lại lẫn mùi của tinh dầu nên bằng cảm quan thông thường khó có thể nhận biết được...

"Kẻ giết người" thầm lặng

Khói của thuốc lá nung nóng có chứa Nicotine và các hóa chất độc hại khác. Ngoài các chất độc hại giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường, khói thuốc lá nung nóng còn có các hóa chất phụ gia không phải thuốc lá và thường có hương vị.

Một số tác hại của thuốc lá nung nóng nói riêng và thuốc lá điện tử nói chung:

Gây nghiện, ảnh hưởng phát triển não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên, nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội.

Gây các bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm như bệnh về đường hô hấp, bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, các bệnh về sức khỏe sinh sản, gây tử vong...

Tại Mỹ đã ghi nhận 68 ca tử vong và 2.807 trường hợp bị tổn thương hô hấp cấp phải nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử từ 8/2019 đến 18/02/2020 (số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ). Tại Anh có 4 ca tử vong có liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử tới nay (ghi nhận bởi cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe)

Tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu truyền thống: Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên và người trẻ chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn 3,5 lần so với nhóm chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử.

Gây chấn thương nghiêm trọng do nổ pin.

Gia tăng gánh nặng kinh tế cho hộ gia đình và quốc gia do chi phí để điều trị bệnh do sử dụng các sản phẩm này, giảm năng suất lao động do bị bệnh và tử vong sớm, và tổn thương tâm lý.

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào kể cả thuốc lá nung nóng đều có nguy hại cho sức khỏe. Những người không hút thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc từ người hút nhả khói ra thì cũng có nguy cơ mắc các bệnh như người hút thuốc lá. Trong đó phụ nữ có thai đặc biệt dễ bị tác động bởi nicotine trong khói thuốc lá nung nóng. Các nguy cơ gồm: sinh thiếu tháng, trẻ sinh ra thiếu cân, thai lưu, dị dạng phát triển não và phổi, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh...

Cần mạnh tay ngăn chặn

Tại Việt Nam, thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) đã xuất hiện gần 10 năm và không còn xa lạ. Thế nhưng có một thực tế là nhóm thuốc lá thế hệ mới đang được xếp vào các loại thuốc lá lậu, chưa được cấp phép kinh doanh. Và phần lớn các sản phẩm này đều là sản phẩm nhập lậu hoặc xách tay, trôi nổi nhưng vẫn được bày bán công khai trên thị trường qua nhiều hình thức, trong đó đáng kể đến có hình thức bán qua mạng xã hội và các kênh mua sắm trực tuyến.

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh, thiếu niên Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Theo điều tra, tình hình sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi 13-15 vào năm 2022 là 3,5%, so với năm 2019 là 2,6%. Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang nhắm vào giới trẻ. Đặc biệt, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng ở nhóm tuổi 15 - 24 (chiếm 7,3%) so với các nhóm 25 - 44 tuổi (chiếm 3,2%) và nhóm 45 - 64 tuổi (chiếm 1,4%).

Những sản phẩm có chứa nicotin đang được bán tràn lan ngoài thị trường Ảnh: Thái Minh

Những sản phẩm có chứa nicotin đang được bán tràn lan ngoài thị trường Ảnh: Thái Minh

Với thực trạng sử dụng thuốc lá thế hệ mới như hiện nay, Bộ Y tế đã đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá kiểu mới vì các sản phẩm này đều có hại cho sức khỏe. Đồng thời cần sớm đưa ra khung khổ pháp lý cho sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Trong đó, Chính phủ cần sớm có quy định cụ thể về thuốc lá thế hệ mới, chính sách quản lý ra sao, để các đơn vị chức năng xây dựng quy định quản lý đồng bộ với các quy định khác để đảm bảo hiệu quả quản lý.

Tổ chức Y tế thế giới cũng không khuyến cáo sử dụng thuốc lá điện tử để cai nghiện thuốc lá. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới, chưa có bằng chứng chứng minh thuốc lá điện tử giúp cai nghiện thuốc lá. Tại Báo cáo về Đại dịch thuốc lá toàn cầu năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã kết luận: “Không giống như các dược phẩm chứa và không chứa nicotine đã được thử nghiệm có tác dụng giúp bỏ thuốc lá, WHO không xác nhận thuốc lá điện tử giúp hỗ trợ cai nghiện”.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.