Thuốc độc nào được dùng để thi hành án tử hình?

Thuốc độc nào được dùng để thi hành án tử hình?
(PLVN) - Theo Nghị định 43/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc làm mất tri giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Nghị định nêu rõ, thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc làm mất tri giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc nêu trên và dùng cho 01 người. 

Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng. Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Về cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho thi hành án tử hình, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm: Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án; máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển; máy kiểm tra nhịp đập của tim; màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án; các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020, thay thế Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc; Nghị định số 47/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.