Thuốc diệt cỏ: “Độc dược” gây tổn thương vĩnh viễn mọi cơ quan tiêu hóa

Tại các cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, người bán và người mua chỉ quan tâm tới công dụng diệt có sạch cỏ hay không còn tác hại thế nào thì chẳng mấy ai quan tâm
Tại các cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, người bán và người mua chỉ quan tâm tới công dụng diệt có sạch cỏ hay không còn tác hại thế nào thì chẳng mấy ai quan tâm
(PLVN) - Theo các chuyên gia y tế, thuốc diệt cỏ Paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, khi vào cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục.

Những cái chết được báo trước gây ám ảnh với bác sĩ ngành Y

Theo tìm hiểu, Paraquat thuộc nhóm chất diệt cỏ tác dụng nhanh và không chọn lọc. Nếu  đi vào cơ thể người sẽ ăn mòn, phá hủy các bộ phận như phổi, thận, gan, tim… Do vậy, tỉ lệ tử vong của ngộ độc Paraquat rất cao. Chỉ cần uống phải 10 - 15ml Paraquat có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi uống phải  thuốc diệt cỏ có chứa Paraquat chỉ sau vài giờ sẽ xuất hiện cảm giác bỏng rát ở miệng, buồn nôn, đau bụng. Chất độc được hấp thụ nhanh, đặc biệt có áp lực rất cao với phổi, gây tổn thương phổi và xơ phổi tiến triển không hồi phục, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc Paraquat may mắn thoát chết thì cũng bị di chứng nặng nề về phổi và các cơ quan nội tạng khác như dạ dày, gan, thận… 

Từ đầu năm đến nay, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận hơn 20 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Điều đáng nói, dù đã có rất nhiều bài viết cảnh báo về ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm.

Không chỉ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang mà ngay tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, theo Ths.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc chia sẻ, có những thời điểm, tại Trung tâm Chống độc tiếp nhận 2-3 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ một ngày, có những ngày tiếp nhận tới 5 ca. 

Cụ thể vào thời điểm tháng 7/2018, Trung tâm Chống độc liên tục tiếp nhận những ca ngộ độc thuốc diệt cỏ. Điển hình có trường hợp bệnh nhân P.T.H.Ng (38 tuổi, Hải Dương) được đưa đến Trung tâm chống độc sau khi uống thuốc diệt cỏ. Theo lời kể của người nhà, do có mâu thuẫn gia đình nên bệnh nhân tự uống một chai thuốc diệt cỏ. 13h sau người nhà phát hiện và đưa ngay đến bệnh viện huyện cấp cứu, được xử trí rửa dạ dày, than hoạt tính sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Mặc dù được điều trị tích cực và lọc máu nhưng do uống một lượng lớn chất độc nên tình trạng bệnh nhân rất nặng, hai ngày sau, gia đình đã xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự.

Hay như trường hợp khác là một bệnh nhân nữ 42 tuổi (ở Hưng Yên). Chỉ vì to tiếng với bố đẻ, chị đã uống một chai thuốc diệt cỏ cháy để kết liễu cuộc đời. Mặc dù được người nhà phát hiện kịp thời, đưa đi cấp cứu, hiện đang được điều trị tích cực và lọc máu nhưng tiên lượng thực sự khó khăn. Đau lòng hơn khi có cả những phụ nữ đang mang thai cũng uống thuốc diệt cỏ tự tử, trường hợp này không chỉ cướp đi tính mạng người mẹ mà còn tước đoạt mạng sống của thai nhi mà bệnh nhân đang mang trong bụng.

Đặc biệt là hầu hết những trường hợp nhập viện vì ngộ độc thuốc diệt cỏ đều ở tình trạng rất nặng và khó qua khỏi.

Dù thường xuyên có những bài báo cảnh báo về tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ, nguy hại khó lượng của việc dùng thuốc diệt cỏ tự tử nhưng tại các bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận những ca ngộ độc như vậy. Điều này thực sự không chỉ gây đau đớn cho gia đình người bệnh mà chính các bác sĩ cũng bị ám ảnh.

Chia sẻ về những hậu quả khôn lường từ thuốc diệt cỏ Paraquat, bác sĩ Nguyên cho hay: “Bệnh nhân tử vong do Paraquat gia tăng là một nỗi ám ảnh với bác sĩ, bởi chính bác sĩ là người chứng kiến những giây phút cuối cùng của họ. Họ đi đến các chết nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thể trạng còn rất tốt vì đa phần các bệnh nhân còn rất trẻ, khỏe mạnh nên không bị suy kiệt như những bệnh nhân khác. Cận kề cái chết, bệnh nhân ngộ độc Paraquat vẫn rất tỉnh táo trong tình trạng khó thở, đau đớn, vật vã. Họ tỉnh đến lúc chết với hơi thở rít lên từng hồi. Đó là những hình ảnh rất xót xa - thực sự là nỗi ám ảnh đối với cả bác sĩ lẫn thân nhân người bệnh”.

Thuốc diệt cỏ có chứa Paraquat
Thuốc diệt cỏ có chứa Paraquat

Cảnh báo “cò mồi” mua thảo dược chữa ngộ độc Paraquat

Thời gian gần đây, do số lượng bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat có dấu hiệu tăng lên, tại cửa Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang xuất hiệt tình trạng “cò mồi” chào bán thảo dược chữa ngộ độc Paraquat.

Cụ thể, bác sỹ CKII Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, tại cửa Khoa có hiện tượng, các “cò mồi” mời chào các gia đình người bệnh (đã uống thuốc diệt cỏ Paraquat) mua “can thuốc thảo dược” không rõ nguồn gốc (loại can 5 lít màu vàng hoặc màu trắng) với giá 5 triệu đồng/1can để chữa bệnh ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Có gia đình đã mua từ 1 đến 3 can để cho người bệnh uống nhưng kết quả bệnh nhân vẫn tử vong.

“Người dân tuyệt đối không nên mua để tránh trường hợp “tiền mất - tật mang”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo. Bởi thực chất, nếu uống loại thuốc này từ 5ml trở lên sẽ không thể cứu chữa và dẫn đến tử vong. Theo bác sĩ Nguyên, Paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, khi vào cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục. Người bệnh sẽ tỉnh táo cho đến khi chết vì suy hô hấp, suy gan, suy tạng.

Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam và cả trên thế giới cũng chưa có biện pháp điều trị để cứu sống các bệnh nhân uống Paraquat. Cách điều trị hiện nay là rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng kết quả rất hạn chế. Đặc biệt, các bệnh nhân này dù sớm hay muộn cũng sẽ tiến triển đến suy hô hấp nhưng lại không thể điều trị bằng thở oxy, vì khi đó sẽ sản sinh ra một loại chất độc hơn khiến phổi xơ nhanh hơn.

Ngày 8/2/2019, Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV của Bộ NN&PTNT về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.

Hy vọng rằng từ đây, tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat sẽ giảm đi và không còn trở thành nỗi ám ảnh đối với các bác sĩ ngành Y.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.