Thuê bao 2G tự động “nhảy” sang 3G

Gần đây hiện tượng rớt mạng, máy báo bận hoặc không thể thực hiện cuộc gọi đối với các thuê bao di động vẫn diễn ra và dường như chưa được khắc phục triệt để. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định là do các mạng đang tận dụng tần số 1.900MHz (3G) cho mạng 2G (1.800MHz).

 
Gần đây hiện tượng rớt mạng, máy báo bận hoặc không thể thực hiện cuộc gọi đối với các thuê bao di động vẫn diễn ra và dường như chưa được khắc phục triệt để. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định là do các mạng đang tận dụng tần số 1.900MHz (3G) cho mạng 2G (1.800MHz).

 
Đầy cột sóng vẫn rớt mạng
 
Trong thời gian gần đây, nhiều thuê bao di động đã phản ánh về tình trạng rớt mạng, máy báo bận hoặc không thể thực hiện được cuộc gọi, trong khi số máy được gọi vẫn báo đầy cột sóng và rảnh rỗi.
 
Chị Lan, Hoàng Diệu dùng số điện thoại Vinaphone cho biết, mấy hôm trước chị gọi sang số thuê bao di động của Viettel nhưng máy đều báo không gọi được, ngoài vùng phủ sóng. Phải gọi tới cuộc thứ 5 hai máy điện thoại mới kết nối được với nhau trong khi bạn chị khẳng định, máy điện thoại vẫn báo đầy sóng và rảnh rỗi. Ngay khi vừa gọi điện thoại cho bạn chị xong, chị nhắn tin để gửi số tài khoản cho chính cô bạn này thì cả ba tin nhắn đều báo “fail” và không thể gửi được.
 
Trong khi đó, anh Nam, nhân viên kinh doanh của một công ty máy tính ở Hào Nam cho biết, máy điện thoại của anh thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng này và đôi khi đang gọi cột sóng còn hiện cả chữ 3G.
 
Giải thích về hiện tượng này, một chuyên gia của Vụ Viễn thông Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết, do mạng 3G không hỗ trợ một cách đầy đủ mạng 2G nên khi các thuê bao 2G nằm trên mạng 3G, chúng không thể thực hiện kết nối một cách trọn vẹn. Chính vì vậy mới có tình trạng cột sóng vẫn đầy mà tín hiệu cuộc gọi lại chập chờn hoặc không thể thực hiện được cuộc gọi. Cũng theo vị chuyên gia này, giải pháp thích hợp nhất trong lúc này là phải tối ưu mạng GSM (2G) và thực hiện việc điều tiết giữa thuê bao 2G và 3G trên mạng di động.
 
Trong khi đó, hiện nay giá smartphone liên tục giảm đã góp phần đẩy mạnh số lượng người sử dụng tăng lên nhanh chóng, ngay cả đối với các thị trường khi chưa có 3G. Hãng nghiên cứu thị trường IDC cho biết, sẽ có tới 270 triệu mẫu điện thoại thông minh bán ra trong năm nay, tăng 55,4% so với năm ngoái (173,5 triệu máy). Cũng theo IDC,  trong nửa đầu năm nay đã có 119,4 triệu smartphone bán ra, tăng 55% với cùng kỳ năm ngoái (76,8 triệu máy). Trong khi đó, hãng nghiên cứu Gartner cho biết doanh số tiêu thụ điện thoại di động toàn cầu đã tăng 35% trong quý 3/2010; riêng phân khúc smartphone tăng tới 96%.
 
Tuy ở Việt Nam, số lượng smartphone sử dụng truy cập mạng di động chưa nhiều đến mức dẫn tới nghẽn mạng. Nhưng nếu nhà mạng Việt Nam không chuẩn bị trước, thì với tốc độ gia tăng smartphone như hiện nay, không lâu nữa tình trạng nghẽn mạng do smartphone sẽ xảy ra. Khi đó, nhà mạng sẽ tốn rất nhiều tiền của để khắc phục, theo nhận định của nhiều chuyên gia về giải pháp hạ tầng mạng.
 
Cần xử lý triệt để
 
Hiển nhiên, người dùng smartphone luôn kỳ vọng sẽ được hưởng chất lượng kết nối tốt nhất, cũng như chất lượng thoại và dữ liệu phải tốt, ổn định trong vùng phủ sóng GSM. Tuy nhiên, theo chuyên gia của Nokia Siemens Networks (NSN), một đối tác rất quen thuộc với các nhà mạng trong nước như VNPT, Viettel,...smartphone là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghẽn mạch bởi chức năng tự động liên tục gửi tín hiệu tới hệ thống mạng. Chính vì vậy, giải pháp lúc này là làm thế nào để tối ưu được cả thiết bị chạy trên mạng 2G và mạng 3G.
 
Thế nhưng, việc tối ưu mạng 2G hay 3G không phải là việc đơn giản, vì theo một đại diện của Vinaphone, chúng còn liên quan tới phần cứng và phần mềm của hệ thống mạng, và quan trọng nhất vẫn là chi phí đầu tư các nhà mạng phải bỏ ra. Theo vị đại diện này, giải pháp tối ưu nhất vẫn là nâng cấp phần mềm, bởi thủ tục thực hiện sẽ đơn giản hơn, chi phí cũng đỡ tốn kém hơn, và việc nâng cao trải nghiệm của người dùng cũng dễ dàng hơn.
 
Hiện tại, mạng GSM đã bước vào giai đoạn trưởng thành và ổn định nhưng NSN vẫn cho rằng việc tối ưu hóa mạng lưới là cần thiết bởi nó sẽ giúp các nhà mạng tránh lãng phí công suất kênh báo hiệu (thường do hiện tượng nghẽn báo hiệu gây ra). Ngoài ra, việc tối ưu cũng giúp các nhà mạng giảm tổng chi phí sở hữu (TCO), tăng độ phủ sóng cũng như nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho hệ thống mạng GSM. NSN cho biết giải pháp của họ có thể cho phép thực hiện đồng thời các cuộc gọi thoại và dữ liệu, giúp tăng 4 lần năng suất quản lý thiết bị và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống mạng. Nó còn cho phép người dùng thiết bị thông minh trên mạng WCDMA/HSPA/HSPA+ có thể tận hưởng tốc độ tải lên (upload) và tải xuống (download) trên băng rộng di động tốc độ cao hơn, tầm phủ sóng tốt hơn, và thời lượng sử dụng pin lâu hơn.
 
Trong khi đó, cũng tại thị trường Việt Nam, một số nhà cung cấp như Alcatel (Pháp), Ericson (Thụy Điển), Motorola (Mỹ), và Siemens (Đức) cũng đang chào hàng các giải pháp giúp nâng cấp mạng GSM lên GPRS cho các nhà mạng trong nước. Điểm chung của các giải pháp này là chỉ nâng cấp phần mềm, chứ không cần bổ sung phần cứng, và không cần tăng thêm số trạm BTS. Theo dự kiến, Bộ TT&TT cũng sẽ ban hành tiêu chuẩn để các mạng phải tối ưu hóa mạng và nếu được thông qua, đây sẽ là bộ quy chuẩn quốc gia.
(Theo Vnmedia)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.