Thực tiễn là thước đo

Người dân phải thật sự là “chiến sĩ”; người dân phải thật sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch.
Người dân phải thật sự là “chiến sĩ”; người dân phải thật sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cho đến nay Cao Bằng là tỉnh duy nhất đang giữ vững thành quả chưa có ca mắc COVID-19.

Không phải vì Cao Bằng xa các vùng động lực kinh tế, tỉnh này có đến 300 km đường biên giới chứ không hề ít, giao thông đã kết nối thuận lợi. Thắng lợi của Cao Bằng nhờ chiến lược “phòng dịch từ xa” với phương châm đi trước một bước và cao hơn một mức để không phải chống dịch.

Toàn hệ thống chính trị của tỉnh ngay từ đầu đã kích hoạt đồng bộ phương án phòng dịch từ xa, làm việc tập trung ở mức cao nhất. Nguyên tắc phòng chống dịch của Cao Bằng là siết chặt kiểm soát từ bên ngoài, không buông lỏng quản lý từ bên trong. Từ thời điểm trước mốc thời gian 29/4, khi “làn sóng thứ 4” COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam, Cao Bằng đã ra văn bản quy định người dân, cán bộ, công chức trở về từ các địa phương phải được kiểm soát chặt chẽ. Thời điểm đó nhiều ý kiến cho rằng cách làm này là cực đoan nhưng khi nhìn lại nhiều người nhận ra giá trị của việc chủ động phòng chống dịch có ý nghĩa rất lớn.

Các “Tổ COVID cộng đồng” được thành lập ở các xã, phường, thị trấn thực chất, kịp thời tuyên truyền và nắm bắt dịch bệnh ở từng ngõ ngách, từng nhà dân. Ngoài ra, Cao Bằng xây dựng các kịch bản, phương án về cách ly, thu dung và dập ổ dịch để ứng phó với cấp độ, tình huống dịch bệnh có thể xảy ra để tránh bị động. Nhận diện và dự báo trước các nguy cơ để lên phương án, giải pháp, Cao Bằng cho thấy tỉnh này đã vận dụng sáng tạo “sức dân” tạo nên thế trận phòng chống dịch hiệu quả.

Ở phía Nam, An Giang cũng thành công trong công tác phòng, chống dịch nhờ quyết liệt ngay từ đầu. Xin nói thêm, An Giang là tỉnh được xếp vào nguy cơ rất cao. Địa phương này có 100km đường biên giới giáp với Campuchia, phía nước bạn cũng bùng phát dịch bệnh; ở trong nước, TP HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang… đều diễn biến phức tạp.

An Giang đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg từ rất sớm, đặt ra mục tiêu bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, cùng với đó phải ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài vào. Từ rất sớm, An Giang đã phát động phong trào mỗi tổ dân phố là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trong công tác phòng, chống dịch bệnh thực chất và tự giác.

Bên cạnh bài học thành công của Cao Bằng, An Giang, nhiều nơi vẫn còn chưa chủ động trong triển khai phòng, chống dịch. Chính vì thế, cách đây 2 ngày Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã phải làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch với các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, 2 tỉnh dịch đang diễn biến đáng lo ngại.

Để đưa đất nước trở lại bình thường, rõ ràng phải tiếp tục phải thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại cơ sở; xã, phường, thị trấn phải thật sự là “pháo đài”; người dân phải thật sự là “chiến sĩ”; người dân phải thật sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Phòng, chống COVID-19 đang là sự “sát hạch” chuẩn xác về nhiều mặt, trong đó có cán bộ.

Đọc thêm

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) -  Quy định mới về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; tài khoản mạng xã hội phải xác thực mới được đăng thông tin; áp dụng nhiều quy định về khuyến mại; hướng dẫn định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.