'Thực phẩm organic' Việt ngày càng được lòng người tiêu dùng

Thị trường thực phẩm hữu cơ hút khách.
Thị trường thực phẩm hữu cơ hút khách.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vài năm trở lại đây, thực phẩm organic (hữu cơ) đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt. Đặc biệt, sau thời kỳ bùng phát đại dịch COVID-19, vấn đề sức khỏe càng được đặt lên ưu tiên hàng đầu khiến cho thị trường này càng trở lên sôi động hơn.

“Sôi động” thị trường thực phẩm hữu cơ

Ghi nhận trên thị trường, rất nhiều hệ thống siêu thị như Co.opmart, Winmart, Lotte Mart, MM Mega Market... đều có sự xuất hiện của mặt hàng thực phẩm hữu cơ bày bán trên các quầy. Đơn cử, tại hệ thống Co.opmart đưa vào kinh doanh 4 nhóm thực phẩm hữu cơ mang thương hiệu Co.op Organic đạt tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu với các sản phẩm gạo Jasmine, Japonica, cà chua, bí đao...

Hay tại Lotte Mart hay Winmart có sự xuất hiện các sản phẩm hữu cơ của các thương hiệu lớn như Vinamilk, TH True Milk...

Sản phẩm thực phẩm hữu cơ được bày bán tại các siêu thị với sự tham gia của các thương hiệu lớn như Vinamilk, TH True Milk...

Sản phẩm thực phẩm hữu cơ được bày bán tại các siêu thị với sự tham gia của các thương hiệu lớn như Vinamilk, TH True Milk...

Các cửa hàng thực phẩm hữu cơ cũng ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường. Vòng qua các con phố như Nguyễn Chí Thanh, Trần Bình, Trần Đăng Ninh, Trần Thái Tông, Láng Hạ... (Hà Nội), người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận thấy các cửa hàng thực phẩm hữu cơ như: Siêu thị hữu cơ – Leaf Organic, Sói biển, Bác Tôm, Biggreen, TD food, Tâm Đạt...

Thực phẩm hữu cơ đang trở thành một “cơn sốt” trên các trang mạng xã hội. Hàng loạt các nhóm “Thực phẩm hữu cơ organic”, “Thực phẩm hữu cơ tự nhiên”, “Sức khỏe gia đình - Thực phẩm hữu cơ”… được lập với hàng chục nghìn thành viên. Các bài đăng bán hàng liên tục xuất hiện với hình ảnh sản phẩm được chụp tại nông trại sản xuất và nhận được nhiều tương tác của các thành viên.

Các cửa hàng thực phẩm hữu cơ ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường.

Các cửa hàng thực phẩm hữu cơ ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường.

Đặc điểm chung của các sản phẩm thực phẩm hữu cơ đang được bày bán trên thị trường là có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trên mỗi sản phẩm đều có mã vạch giúp người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc và quá trình vận chuyển sản phẩm.

Giá cao, vẫn "được lòng” người mua

Theo khảo sát của phóng viên, các loại thực phẩm organic có giá cao hơn thực phẩm thông thường được bày bán tại các chợ dân sinh từ 10% - 50% (tùy loại thực phẩm), tuy nhiên người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi trả để bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Các sản phẩm thực phẩm hữu cơ tại cửa hàng Bác Tôm.

Các sản phẩm thực phẩm hữu cơ tại cửa hàng Bác Tôm.

Tại Bác Tôm (269 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội), rất nhiều loại thực phẩm hữu cơ được bày bán từ thực phẩm tươi sống như các loại rau xanh, trái cây, đồ hải sản, cho tới các loại thực phẩm khô: dầu ăn, nước mắm, tương, các loại trà, bột rau má, bột rau tía tô, các sản phẩm miến rau củ…

Trên mỗi loại thực phẩm hữu cơ đều có tem nhãn rõ ràng, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và truy xuất được nguồn gốc.

Trên mỗi loại thực phẩm hữu cơ đều có tem nhãn rõ ràng, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết và truy xuất được nguồn gốc.

Theo nhân viên tại cửa hàng này, các loại thực phẩm như rau và thịt chủ yếu lấy từ các vựa rau lân cận nội thành Hà Nội như: Lương Sơn, Sóc Sơn và Các Văn. Ngoài ra, nguồn rau còn đến từ những vùng xa hơn nhằm bổ sung rau trái vụ và rau đặc sản như Mộc Châu hay Bắc Hà (Lào Cai). Giá các loại rau hữu cơ được quy định cụ thể, với mức giá 37.000 đồng/kg các loại. Nhìn chung so với giá rau bán ngoài chợ, giá sẽ cao hơn từ 10-20% (tùy loại). Tuy nhiên, theo đánh giá của nhân viên, các loại thực phẩm hữu cơ bán chạy hơn các loại rau sạch có chứng nhận VietGap tại cửa hàng.

Giá các loại thực phẩm này cao hơn giá thực phẩm thông thường bên ngoài từ 10-30%.

Giá các loại thực phẩm này cao hơn giá thực phẩm thông thường bên ngoài từ 10-30%.

Cũng theo nhân viên này, các loại thực phẩm hữu cơ có tem mác, mã vạch rõ ràng nên người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc và quá trình vận chuyển một cách rõ ràng, khiến người tiêu dùng có thể an tâm về chất lượng sản phẩm, nên dù giá thành cao vẫn “hút” người mua.

Còn tại Siêu thị hữu cơ – Leaf Organic trên đường Nguyễn Chí Thanh, nhân viên bán hàng chia sẻ, thực phẩm tại cửa hàng nhập về tới đâu hết tới đó. Đối với các loại rau tươi, nếu không bán hết trong ngày sẽ đưa tới các bếp ăn nên không tồn đọng sang hôm sau.

Nhân viên tại Siêu thị hữu cơ – Leaf Organic cho biết, dù giá cao nhưng các mặt hàng thực phẩm hữu cơ tại cửa hàng vẫn hút khách.

Nhân viên tại Siêu thị hữu cơ – Leaf Organic cho biết, dù giá cao nhưng các mặt hàng thực phẩm hữu cơ tại cửa hàng vẫn hút khách.

“Thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không sử dụng chất kích thích, thuốc trừ sâu vừa đảm bảo được sức khỏe, lại có hương vị tự nhiên, ngon hơn hẳn, vì vậy dù giá có cao hơn thực phẩm bình thường nhưng vẫn được ưa chuộng” – nhân viên này cho biết.

Để nhận biết các loại thực phẩm hữu cơ này, người mua có thể nhìn vào tem nhãn trên bao bì sản phẩm như: Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được phép sử dụng logo; Hay nhãn “Made with Organic Ingredients” dành cho các sản phẩm có ít nhất 70% organic ingredients và không có sulfites…

Sản phẩm gạo Hoa Sữa của Việt Nam được Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA).

Sản phẩm gạo Hoa Sữa của Việt Nam được Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA).

Là một trong những người tiêu dùng “chuộng” thực phẩm organic, chị Vũ Thị Lan (35 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi chọn rau củ hữu cơ vì nó có độ an toàn cao. Giá đắt không đáng là bao so với các sản phẩm rau củ khác nhưng ăn uống yên tân đảm bảo sức khỏe cho gia đình”.

Ngày nay, nhu cầu sức khỏe tăng cao, người tiêu dùng tìm đến thực phẩm hữu cơ ngày càng nhiều.

Ngày nay, nhu cầu sức khỏe tăng cao, người tiêu dùng tìm đến thực phẩm hữu cơ ngày càng nhiều.

Chị Kiều Bích Quỳnh (31 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cũng thường xuyên dùng các sản phẩm organic. Chị Quỳnh đang mang thai tháng thứ 5, theo chị những sản phẩm organic sẽ tốt cho phụ nữ mang thai, tránh được thuốc trừ sâu và phân bón độc hại gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Là một tín đồ với các thực phẩm hữu cơ, chị Vân Anh (37 tuổi, Kim Mã, Hà Nội) nói: “Mình đặc biệt thích dùng các sản phẩm organic, vì nếu dùng lâu sẽ cảm nhận được hương vị tươi ngon của thực phẩm. Sản phẩm không chứa chất bảo quản nhân tạo, không chứa hóa học vì vậy mùi vị vô cùng tự nhiên. Khi ăn quen rồi sẽ không muốn ăn các loại thực phẩm nuôi trồng có chất hóa học nữa”.

Đọc thêm

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Online Friday 2024 - Lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12/2024, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đặc biệt chú trọng tôn vinh hàng Việt và ứng dụng công nghệ số, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ và sản phẩm Việt chính hãng.

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước

Hành trình xây dựng thương hiệu thủy sản sạch đạt chuẩn quốc tế, chinh phục thị trường trong nước
(PLVN) - Là đơn vị đầu tiên trong cả nước khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản, HTX Chế biến Thương mại Dịch vụ nuôi trồng thủy sản Cái Bát mang đến các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, HTX đang vươn xa, xây dựng thương hiệu thủy sản sạch Cà Mau và khẳng định vị thế trên thị trường.

Thanh Hóa trưng bày 260 gian hàng nông sản, thực phẩm an toàn

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 diễn ra từ ngày 24 đến 28/10.
(PLVN) - Sáng 24/10, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Lễ khai trương “Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” đã được tổ chức với 260 gian hàng đến từ các huyện, thị xã trên địa bàn và nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.