Thực hư việc dùng đũa, thớt mốc gây ung thư gan

0:00 / 0:00
0:00
Mạng xã hội đang rộ lên thông tin sử dụng thớt, đũa bị mốc gây ung thư gan, đâu là sự thực?

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy đũa mốc, thớt mốc chứa độc tố aflatoxin - chất gây ung thư gan.

PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Y học Hạt nhân (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, những nghiên cứu khoa học đến hiện tại đã chứng minh ăn các loại ngũ cốc có mốc như: gạo, lạc, đỗ, ngô, các loại hạt... có chứa độc tố aflatoxin là chất gây ung thư gan.

Còn đối với các sản phẩm đũa mốc, thớt mốc không sạch nếu dùng sẽ dễ mắc bệnh lý cấp tính và ngộ độc khác. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy trong đũa mốc, thớt mốc có chứa độc tố aflatoxin.

Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 16 loại Aflatoxin khác nhau, trong đó Aflatoxin B1 là loại mạnh nhất.

Sau khi vào cơ thể người hoặc động vật, Aflatoxin B1 chủ yếu được gan chuyển hóa thành một loại dẫn xuất khác, có khả năng gắn chèn với ADN nên gây ra đột biến gen. Nếu đột biến gen khiến tế bào phân chia không ngừng nghỉ thì sẽ khởi phát ung thư.

Vì Aflatoxin B1 chủ yếu được chuyển hóa bởi gan, nên nó cũng là chất gây ung thư gan mạnh nhất mà con người từng biết.

Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Hoá chất này dạng tinh thể trắng, không bị phân huỷ khi đun nấu thông thường nên rất khó xử lý.

Bản thân đũa, đặc biệt là đũa tre, gỗ không phát triển aflatoxin. Theo một nghiên cứu của Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng Thượng Hải, bản thân đũa, thớt gỗ, không phát triển aflatoxin mà khi sử dụng lâu ngày các vết nứt và rãnh khác nhau sẽ xuất hiện trên bề mặt vật liệu bị lão hóa, và một số cặn thức ăn nhỏ có thể bị lắng đọng trong các "vết nứt" này.

Nếu không được vệ sinh, khử trùng hiệu quả, cộng thêm để những vật dụng này trong môi trường ẩm ướt, chỉ cần dùng khoảng 6 tháng là đã nhiễm độc tố aflatoxin.

Bác sĩ Huỳnh Liên Đoàn, Hội Y học TP.HCM, cho biết sau 3-6 tháng sử dụng, đũa sẽ đổi màu đậm hoặc nhạt hơn. Nếu quá thời gian trên, đũa sẽ trở thành nơi sản sinh ra các loại vi khuẩn nấm mốc gây bệnh.

Đũa - thớt sau khi rửa cần được phơi khô trước khi cất

Đũa, thớt là vật dụng được sử dụng hàng ngày nhưng không phải gia đình nào cũng có ý thức về việc lựa chọn, thay đổi thường xuyên hay bảo quản đúng cách. Và việc sử dụng đũa không đúng cách là mới là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.

Đũa gỗ, thớt gỗ được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như tre, dừa, gỗ mun nên dễ bị ẩm ướt và nếu bảo quản trong môi trường có độ ẩm cao sẽ dễ dàng xuất hiện các loại vi khuẩn.

Nhưng rất nhiều người dân không có thói quen phơi khô đũa hay thớt. Sau khi rửa, lại cất khi chúng vẫn còn ướt. Trong môi trường như vậy, những chiếc đũa như vậy dễ bị nấm mốc, dẫn đến sản sinh ra Aflatoxin, gây ung thư nếu sử dụng lâu dài.

Nhiều người chủ quan cho rằng, nấm mốc ở đũa chỉ cần rửa sạch là có thể sử dụng. Tuy nhiên, việc này chỉ làm trôi đi lớp nấm mốc bên ngoài. Trong khi đó, hệ thống sợi nấm rất lớn vẫn còn lại đã ăn sâu vào thân đũa, đồng thời chất độc cũng đã được sản sinh và tích tụ.

Theo bác sĩ Đoàn, chỉ cần hấp thu quá 1 mg aflatoxin người ăn cũng có nguy cơ mắc ung thư gan ở mức độ nặng. Ví dụ một người có cân nặng khoảng 70 kg, nếu hấp thu quá 20 mg aflatoxin có thể dẫn đến tử vong.

Cách bảo quản và thời điểm nên thay đũa, thớt gỗ

Đũa, thớt có thời hạn sử dụng là từ 3-6 tháng, sau khi mài mòn, lau chùi... đũa sẽ đổi màu. Sự thay đổi màu sắc của đũa nói chung cho thấy bản chất của vật liệu đó đã thay đổi. Càng sử dụng thường xuyên, lớp sơn ăn mòn trên bề mặt bị mài mòn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày sẽ khiến đũa đổi màu. Nếu đũa đã thay đổi đáng kể thì cũng nên thay thế kịp thời.

Cách vệ sinh và bảo quản hợp lý là có thể giảm thiểu rất nhiều nguy cơ bị mốc trên đũa và thớt như sau:

- Đừng chà xát quá mạnh

Nhiều người thích dùng một tay nắm đũa rồi chà xát với chất tẩy rửa vài lần vì nghĩ rằng qua ma sát có thể cọ rửa sạch sẽ hơn. Cách rửa này có thể dễ làm trôi lớp bảo vệ, khiến đũa trở nên thô ráp, dễ nứt.

- Lau khô hoàn toàn trước khi cất giữ

Đũa sau khi rửa sạch nên phơi khô hoàn toàn hoặc phơi ở nơi thoáng gió rồi mới cất vào tủ.

- Khử trùng đun sôi hàng tuần

Tốt nhất mỗi tuần nên khử trùng đũa một lần, có thể cho đũa vào nước sôi nửa tiếng hoặc dùng tủ khử trùng để khử trùng.

Bản thân những vật dụng trên không phải là thứ gây ung thư nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.

Ung thư gan ở giai đoạn sớm gần như không có triệu chứng. Do vậy, các bệnh nhân được phát hiện ra ung thư gan ở giai đoạn sớm thường là tình cờ siêu âm hoặc xét nghiệm chất chỉ định khối u trong máu thấy bất thường.

Ung thư gan có triệu chứng rõ ràng thì thường đã ở giai đoạn không còn sớm nữa. Triệu chứng điển hình gặp ở đa số bệnh nhân là đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn.

Ở giai đoạn tiến triển muộn hơn người bệnh sẽ đau tăng ở vùng hạ sườn phải và có tình trạng gan to, vàng da, vàng mắt, bụng chướng do có dịch ổ bụng...

PGS Cẩm Phương cho biết, đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan thường gặp ở người xơ gan do nhiễm viêm gan virus B, viêm gan virus C, hoặc bệnh nhân xơ gan do rượu, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc aflatoxin, viêm gan B, viêm gan C.

Đối với những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư gan cần phải tầm soát định kỳ bằng siêu âm ổ bụng và xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu là AFP, tại một số nơi có điều kiện có thể xét nghiệm AFP, AFP-L3, PIVKA II.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.