Thực hư về thịt lợn thảo dược giá đắt gần như thịt bò

Thực hư về thịt lợn thảo dược giá đắt gần như thịt bò
(PLO) -Thịt lợn thảo dược được hiện nay có giá hơn 200.000 đồng/kg nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng vì ‘sạch’ và thơm ngon. Vậy người ta nuôi lợn thảo dược như thế nào?

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện một số cửa hàng kinh doanh thịt lợn thảo dược, một loại thịt lợn được nuôi theo cách mới và được rất nhiều người ưa chuộng. Thịt lợn thảo mộc có giá bán khá cao so với thịt lợn bình thường (trong thời kì thịt lợn chưa xuống giá). Nhiều người ví von rằng thịt lợn thảo dược đắt như thịt bò.

Cụ thể, theo khảo sát giá cả tại một số cửa hàng thịt lợn thảo dược trên địa bàn Hà Nội hiện nay, giá bán thịt lợn thảo dược như sau: ba chỉ cắt lát khoảng 200.000 đồng/kg, nạc vai khoảng 150.000 đồng/kg, nạc mông khoảng 145.000 đồng/kg, giò nạc khoảng 180.000 đồng/kg, thịt lợn khô khoảng 360.000 đồng/kg,

thịt lợn, xúc xích, thịt bò, thực phẩm bẩn

Thịt lợn thảo dược có giá khá cao nhưng nhiều người dân vẫn tin tưởng mua dùng (Ảnh: MitraFood)

Với giá cả như vậy, thịt lợn thảo dược có giá đắt gấp 2 – 3 lần thịt lợn thông thường, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giá thịt lợn đang xuống dốc không phanh và việc “giải cứu thịt lợn” cho bà con nông dân Việt Nam đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Thịt lợn thảo dược vẫn được nuôi bằng cám

Nói về loại thịt lợn có giá đắt đỏ và vô cùng đặc biệt này, báo Vnexpress chia sẻ lại lời của một quản lý cửa hàng thịt thảo dược ở Hà Nội như sau: 4 tháng đầu chúng tôi cho heo ăn cám, 5 tháng còn lại bổ sung thêm thực đơn thảo dược như kim ngân hoa, thổ phục linh, sơn tra, sài đất, tỏi, nghệ và cá...”.

Không chỉ vậy, anh Đỗ Văn Chuyên, một trong những người khởi nghiệp thành công với trang trại khép kín nuôi lợn bằng thảo dược khi chia sẻ trên VTV cho hay: “Trong khoảng 4 tháng đầu, đàn lợn sẽ được nuôi theo phương pháp truyền thống, ăn thức ăn nghiền từ bột ngô, bã đậu, cá vụn như bình thường. Khi bước sang tháng thứ 5, lợn được khoảng 50kg sẽ được cho ăn thức ăn có trộn thảo dược.”

Về cơ bản, lợn thảo dược là loại lợn được nuôi từ cám trộn với thảo dược, có quy trình nuôi lâu hơn lợn bình thường từ 2 – 4 tháng mới có thể xuất chuồng. So với cách nuôi lợn truyền thống của người Việt ta từ lâu nay – cách nuôi hộ gia đình mang tính chất nhỏ lẻ thì thịt lợn thảo dược vẫn có thời gian phát triển nhanh hơn.

Vào thập kỉ 90 của thế kỉ trước hay những năm đầu thế kỉ XX, khi mô hình nuôi lợn kiểu công nghiệp chưa hình thành, cám tăng trọng chưa nở nộ thì việc nuôi lợn của các hộ gia đình Việt phải mất hằng năm. Đến nay, nhiều gia đình ở nông thôn muốn ăn thịt lợn sạch vẫn duy trì cách nuôi này khi cho lợn ăn bằng cám nấu gồm cám (phụ phẩm từ quá trình xát gạo) kết hợp với rau khoai lang, bèo,…

Vì thế, mô hình nuôi lợn thảo dược đã kết hợp được cả cách nuôi lợn truyền thống và hiện đại, tạo bước đột phá với những loại thảo dược có tác dụng tăng sức đề kháng giúp lợn không bị mắc các dịch bệnh thông thường. Hiểu rõ nguồn gốc như vậy, người tiêu dùng có thể đặt niềm tin vào loại thực phẩm này.

thịt lợn, xúc xích, thịt bò, thực phẩm bẩn

Thịt lợn thảo dược được nuôi với nguồn thức ăn có chưa các loại thảo dược (Ảnh: AnVietFood)

Điểm sáng trong bối cảnh thực phẩm bẩn tràn lan

Trong thời gian gần đây, khi trên các mạng xã hội và truyền hình liên tục xuất hiện những hình ảnh, video về thịt lợn bẩn, thịt lợn được giết mổ tràn lan mất vệ sinh,…, người tiêu dùng tỏ ra vô cùng hoang mang và nghi ngại mỗi khi mua thịt lợn để chế biến các món ăn cho gia đình mình.

Vì thế, khi thịt lợn thảo dược xuất hiện, nó được coi như “điểm sáng” có sức hút mạnh mẽ với người tiêu dùng. Dù giá thành của loại thịt này có đắt gần bằng thịt bò đi chăng nữa thì nhiều người dân vẫn tin dùng.

thịt lợn, xúc xích, thịt bò, thực phẩm bẩn

Lòng, dồi của lợn thảo dược cũng rất thơm ngon và được nhiều người yêu thích (Ảnh: Thịt lợn thảo dược Gori)

Nhiều bà nội trợ cảm thấy rất an tâm khi sử dụng thịt lợn thảo dược và vô cùng hài lòng về chất lượng của sản phẩm này. Chia sẻ trên Facebook, nhiều chị em đã có lời khen về loại thịt thảo dược như “thịt ngon, ngọt”, khi luộc nước rất trong. Không chỉ vậy, thịt lợn thảo dược cũng gây được ấn tượng với người tiêu dùng từ “cái nhìn đầu tiên” khi thịt tươi, các phụ phẩm như lòng, dồi, dạ dày,… đều rất thơm ngon.

Do đó, không chỉ thịt lợn thảo dược tươi được các bà nội trợ ưa chuộng mà các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn thảo dược cũng được nhiều người sử dụng như: xúc xích, giò, chả, mắm tép chưng, thịt lợn sấy khô,…

Với lợi thế sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ những trang trại nuôi lợn thảo dược, thịt lợn thảo dược đã nhanh chóng chiếm lĩnh được cảm tình của người tiêu dùng dù giá thành khá đắt. Đây chính là cơ hội để các chủ chăn nuôi phát triển mô hình chăn nuôi lợn thảo dược của mình.

Đọc thêm

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?