Thực hư uống vitamin C, nước dừa làm bệnh COVID lâu khỏi?

0:00 / 0:00
0:00
Gần đây, lại rộ lên tin đồn về việc uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa làm bệnh COVID lâu khỏi. Thông tin thật, giả lẫn lộn, khiến người dân như lạc vào "mê hồn trận". Vậy sự thực của lời đồn này có đúng không?

1. Loạn khuyến cáo cho F0

Trong bản tin khuyến cáo phòng chống dịch COVID-19 của một phường tại Hà Nội, cùng với các hướng dẫn quy trình chăm sóc F0 tại nhà thì có đưa ra kinh nghiệm chăm sóc F0 như sau:

F0 uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa lâu khỏi COVID-19? - Ảnh 2.

Một khuyến cáo tới người dân.

Còn theo chia sẻ trên một nhóm zalo, dùng nước dừa tươi, gừng tươi và đường phèn... được gọi là "bài thuốc Tiên". Theo thông tin sự việc được nhắc đến, có người ở TP HCM nhiễm cúm rất nặng đã làm theo và khỏi bệnh với 5 quả dừa?. Ngoài ra cũng có nhiều người nhiễm cúm đã khỏi bệnh nhờ bài thuốc này.

Tác giả bài viết cho rằng, dung dịch sau khi đun có tính kiềm, rất giàu vitamin, vi khoáng, vi chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, kháng virus... xét về khoa học, hoàn toàn có thể dùng để chữa và phòng virus, COVID-19 biến chủng Delta, Omicron hiệu quả, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào...(!?)

Trong bối cảnh hiện nay, các F0 như lạc vào ma trận thông tin, không biết nghe theo thông tin nào, bởi có những thông tin trái ngược hoàn toàn nhau.

2. Ý kiến của chuyên gia

F0 uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa lâu khỏi COVID-19? - Ảnh 3.

ThS.BS. Lê Thị Hải - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa.

Ở góc độ chuyên môn, Chuyên gia dinh dưỡng ThS.BS. Lê Thị Hải – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng quốc gia phản đối những thông tin kiểu này.

Bà cho rằng: "Thông tin nêu trên không có cơ sở khoa học. Làm sao có thể kết luận được là uống các thứ nước quả có múi như nước cam , nước bưởi, nước dừa… làm bệnh COVID-19 lâu khỏi?. Và cũng không có nghĩa là cứ uống các loại nước này thì sẽ khỏi COVID-19.

Bệnh khỏi nhanh hay lâu là do sức đề kháng của mỗi người. Người có sức đề kháng tốt, không có bệnh lý nền, bệnh chỉ qua loa, nhanh khỏi và không để lại hậu quả gì.

Ngược lại có người do sức đề kháng kém, lại có bệnh nền nên gặp các triệu chứng nặng hơn, dai dẳng hơn, thậm chí các triệu chứng còn xuất hiện sau khi khỏi bệnh (hậu COVID )".

ThS.BS. Hải còn cho biết thêm, những người bệnh, người ốm từ trước đến nay các nghiên cứu và thực tế chứng minh vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng chống lại các chất oxy hóa (là những chất độc hại được sinh ra trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng). Nước cam, các loại quả có múi, quả mọng rất giàu vitamin C giúp người bệnh nhanh khỏi.

Vitamin C hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, nguy cơ bệnh tim, giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout, phòng chống thiếu sắt, bảo vệ trí não minh mẫn và tăng cường miễn dịch…

Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với đàn ông.

F0 uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa lâu khỏi COVID-19? - Ảnh 4.

Thông tin vitamin C dạng sủi và nước cam làm bệnh COVID-19 lâu khỏi là không có cơ sở khoa học.

Còn riêng nước cam có một số lợi ích như: Tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, làm sạch da, giảm nếp nhăn, cải thiện thị lực, hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc đẹp, cung cấp dưỡng chất khi mang thai...

Đối với nước dừa cũng chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mất nước, giảm vấn đề về tiết niệu, có lợi cho hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, giúp giảm cân, tăng cường năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch… Nhưng nếu nước dừa giúp bệnh COVID-19 nhanh khỏi thì cần có nghiên cứu khoa học chứng minh. Không thể kết luận theo cảm tính, kết luận bừa được.

F0 uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa lâu khỏi COVID-19? - Ảnh 5.

Nước dừa cũng không làm cho bệnh nhân COVID-19 lâu khỏi bệnh.

Các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, người dân chỉ nên tin và làm theo khuyến cáo chuyên môn của ngành y tế, các trang thông tin chính thống, tránh tin và làm theo các thông tin được lan truyền trên mạng, không được kiểm chứng, không có ai chịu trách nhiệm…

Đọc thêm

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.

Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long. (Ảnh: Tùng Đinh)
(PLVN) - Cục Thú y, Viện Thú y và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo "Từ nghiên cứu đến chính sách: Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam" trong 2 ngày 17 - 18/10/2024 tại Quảng Ninh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.