Thực hư ghẹ bóc sẵn siêu rẻ?

Người dân nên tỉnh táo khi mua thịt ghẹ giá rẻ
Người dân nên tỉnh táo khi mua thịt ghẹ giá rẻ
(PLO) -Thời gian gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội có những bài viết về việc thị trường xuất hiện loại thịt ghẹ, tức ghẹ đã bóc sẵn nhưng được rao bán với giá chỉ 250.000 – 300.000 đồng/kg. Trong khi, ghẹ tươi sống nguyên con được bán với giá 300.000-450.000 đồng/kg tùy loại. Vậy thực chất loại ghẹ này có đảm bảo không?
 

 

Rẻ nên mua

Theo như các bài viết và các trang mạng đưa tin, trên thị trường xuất hiện loại ghẹ thịt được bóc sẵn có giá rẻ hơn so với ghẹ tươi sống. Trong khi, theo tỷ lệ thông thường một cân ghẹ sống tách vỏ chỉ lấy được 3-4 lạng thịt. Nếu như thế, đây là mức giá rẻ đáng ngờ.

Biết là vậy nhưng nhiều người vẫn liều thử ăn thịt ghẹ siêu rẻ này. Nhiều bà nội trợ chia sẻ rằng, nhà có con nhỏ hay dùng thịt cua ghẹ để nấu cháo cho con. Ngoài ra, họ cũng thường xuyên dùng thịt ghẹ để xào nấu các món ăn khác. Tuy nhiên, mua ghẹ về luộc rồi bóc gỡ lấy thịt rất mất thời gian.

Dù đặt nhiều nghi vấn cho món thịt ghẹ siêu rẻ đang được rao bán trên chợ mạng, thế nhưng nhiều người mua thừa nhận vì giá quá rẻ, nhìn ngon mắt, lại thấy nhiều người đặt mua nên mua về ăn thử xem chất lượng có giống như quảng cáo không.

Ngoài ra, loại thịt ghẹ bóc sẵn này chỉ có giá 260.000 đồng/kg, nhưng khách hàng muốn mua bao nhiêu cũng có. Những địa chỉ bán hàng trên mạng cam kết hàng rẻ, nhưng họ đảm bảo chất lượng, ghẹ được bóc là loại tươi ngon chứ không phải ghẹ chết? Nếu khách hàng có nhu cầu lớn thì họ sẵn sàng đáp ứng đầy đủ.

Tuy nhiên, có nhiều thông tin nghi ngờ để có thịt ghẹ bán với giá rẻ, dân buôn hay dùng thịt cá luộc lên và tách nhỏ, trộn với một ít thịt ghẹ rồi quảng cáo thịt ghẹ bóc sẵn bán với giá siêu rẻ.

Theo giải thích của một tiểu thương, thịt cá nếu luộc lên bóc ra nhìn gần giống với thịt ghẹ, nếu được trộn lên thì khi mua khách không tinh ý sẽ khó phát hiện ra. Thế nên, mọi người nên cảnh giác với những loại thịt ghẹ giá siêu rẻ.

Đâu mới là ghẹ thật?

Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường hiện nay, ghẹ xanh Côn Đảo tầm 2-4 con/kg giá từ 420.000 - 450.000 đồng/kg. Ghẹ Vũng Tàu, Thanh Hóa, Quảng Ninh rẻ hơn, có giá 280.000 - 330.000 đồng/kg,…

Loại rẻ hơn nữa là hấp sơ qua rồi đóng đá có giá 200.000 – 250.000 đồng/kg. Ghẹ không sống khỏe được như cua nên loại ghẹ còn sống, đang bơi – loại này đắt nhất.

Chị Hương (Hoàng Mai, Hà Nội), tiểu thương chuyên cung cấp cua, ghẹ cho các cửa hàng, người bán lẻ ở các chợ tại Hà Nội cho biết, gia đình bố mẹ chị nuôi ghẹ ở Vũng Tàu nên thông thường chị chỉ bán cho khách ghẹ còn sống, riêng ghẹ gần chết gia đình chị thường đem vào chế biến lấy thịt rồi chuyển ra rồi chị bán cho khách hàng làm nem hoặc chế biến các món ăn từ ghẹ.

“Ghẹ chết chất dinh dưỡng sẽ giảm bớt, nếu mua loại chết từ lâu thì thịt sẽ bở và độ ngọt sẽ không còn. Đặc biệt, ghẹ có rất nhiều loại, như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh, trong đó ghẹ xanh ăn ngon, ngọt, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất. Còn ghẹ 3 chấm là loại ăn ít ngon nhất, thịt không chắc bằng ghẹ xanh và độ béo không bằng ghẹ đỏ”, chị Hương nói.

Tuy nhiên, theo anh Việt, người bán buôn cua ghẹ đã lâu năm chia sẻ, chỉ có ghẹ dạt mới có giá rẻ chứ ghẹ ngon giá vẫn đang rất đắt. Ghẹ bóc sẵn là loại kém nhất, vì vừa chết họ bóc rồi đóng đá.

Loại này khi họ đánh bắt về, họ mua gom với giá bèo, cả con bé lẫn con chết với giá tầm 60.000 – 70.000 đồng/kg. Đây là loại ghẹ chết nên thịt không còn tươi và kém về dinh dưỡng. Do vậy người mua nên thận trọng với các sản phẩm có giá rẻ bất ngờ.

“Mùa này ghẹ Vũng Tàu khá nhiều, nhưng vì vùng này ghẹ nhanh chết nên các nhà buôn lớn rất hạn chế mua, mà chủ yếu lấy ở Phú Quốc hoặc Phan Thiết. Do vậy, nhiều tiểu thương nhỏ lẻ thấy giá rẻ đã gom hàng mang lên thành phố bán. Thông thường ghẹ chết giảm tới 50% chất lượng so với ghẹ sống, thịt lại óp nên khách hàng cần lựa chọn kỹ khi mua sản phẩm này”, anh Việt cho biết.

Ngoài ra, ghẹ có rất nhiều loại nên chị em phải ''tỉnh'' khi đi chợ để không bị mời mua những loại ghẹ nhỏ, thịt nhạt. Những loại ghẹ đỏ, ghẹ hoa, ghẹ chấm... nhìn qua có vẻ khá ngon song chỉ ghẹ xanh mới là loại có thịt chắc, ngọt, thơm và bổ dưỡng nhất trong các loại ghẹ tươi sống.

Còn nếu là ghẹ bóc sẵn người mua thường khó phân biệt được đó có phải thịt được bóc từ ghẹ sống hay không nên người mua nên mua ở những nơi uy tín hoặc mua ghẹ về rồi tự làm để đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất.

Để chọn lựa ghẹ ngon, chủ một cửa hàng hải sản trên đường Cầu Đất (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, khách hàng nên mua ghẹ còn sống. Muốn mua được ghẹ chắc, khách hàng kiểm tra bằng cách bấm vào phía bên hông bụng ghẹ đốt thứ 2, 3.
Nếu phần hông ghẹ bị lún thì ghẹ đã chết lâu và thịt óp chứa nhiều nước, không nên mua. Ngược lại, bóp vào con ghẹ không lún thì đó chính là ghẹ ngon. Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn ghẹ đực hay cái (ghẹ cái có gạch, còn ghẹ đực thì chắc thịt).

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế cảnh báo website giả mạo có tên miền https://tracuutthvt.com/

Cảnh báo giả mạo website của Tổng cục Thuế

(PLVN) - Đêm 25/7, Tổng cục Thuế đã phát đi cảnh báo việc phát hiện một website có tên miền https://tracuutthvt.com/ đã lấy giao diện và đính biểu tượng logo của ngành Thuế. Tổng cục Thuế cho biết website này không nằm trong hệ thống website của Tổng cục Thuế.

Đọc thêm

Cảnh báo mô hình 'Sở hữu kỳ nghỉ du lịch'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Công an TP Hà Nội, hoạt động mua bán “Sở hữu kỳ nghỉ du lịch” đã xuất hiện phổ biến tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, một số công ty đã đưa ra nhiều chiêu thức để mời chào khách hàng, lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết, nhắm vào tâm lý thích được tặng quà… của người dân để lừa đảo, trục lợi.

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo
(PLVN) -  Cục Thuế TP Hà Nội mới phát đi cảnh báo hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để lừa đảo người nộp thuế (NNT), đồng thời khuyến cáo NNT chỉ làm việc trực tiếp tại CQT hoặc liên hệ qua số điện thoại được công bố trên trang Thông tin điện tử của Cục Thuế/Chi cục Thuế.

Chung tay phòng chống 'đại dịch' lừa đảo trực tuyến

Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến công tác phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng gặp nhiều khó khăn như: hành lang pháp lý chưa điều chỉnh theo kịp với các vấn đề mới phát sinh. Chưa có quy định cụ thể về nhận diện người dùng internet, dẫn đến khó quản lý đối tượng trẻ em…

Cảnh giác với các phần mềm giả mạo dịch vụ công

Cảnh giác với các phần mềm giả mạo dịch vụ công
(PLVN) - Thời gian gần đây, các hoạt động lừa đảo, lợi dụng sự phát triển của công nghệ và tính phổ cập về các Dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nước để chiếm đoạt, tiền, tài sản của người dùng diễn ra ngày càng gia tăng về số lượng và đa dạng về phương thức, thủ đoạn.

Liên tiếp các vụ tấn công mạng vào doanh nghiệp: Cần khắc phục ngay lỗ hổng ý thức về an toàn thông tin

An ninh mạng đang là vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay
(PLVN) -  Sau hàng loạt những cuộc tấn công mạng nhắm vào thị trường kinh doanh, đặc biệt là các là doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, điện năng... Các chuyên gia đưa ra nhận định, doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục những lỗ hổng liên quan đến bảo mật cũng như nâng cao ý thức pháp luật để bảo vệ mình tốt hơn.

Phát hiện vàng không rõ nguồn gốc

Lực lượng Cục QLTT TP Hồ Chí Minh kiểm tra, lập biên bản các cửa hàng bán vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Ảnh: Hoàng Anh
(PLVN) -  Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM cho biết, đơn vị đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vàng trên địa bàn TP HCM.