Thực hư “công dụng thần thánh” của vòng điều hòa huyết áp

Vòng điều hòa được rao bán nhiều trên mạng (Ảnh internet)
Vòng điều hòa được rao bán nhiều trên mạng (Ảnh internet)
(PLO) - Thời gian gần đây, loại vòng điều hòa huyết áp đang được quảng cáo khá rầm rộ, tuy nhiên theo chuyên gia, những chiếc vòng này không có tác dụng điều hòa huyết áp mà chỉ là lừa đảo. Trông chờ vào tác dụng giữ huyết áp ổn định của vòng điều áp, có người đã suýt nhập viện vì để huyết áp tăng cao đột ngột.

Tin lời quảng cáo bỏ điều trị bệnh

Thời gian gần đây, trên nhiều trang bán hàng online đều quảng cáo loại vòng đeo có tác dụng trị bệnh. Khá nhiều người dùng facebook xôn xao về loại vòng này với các tác dụng giúp cân bằng huyết áp, giữ thăng bằng, điều  hòa nhịp tim, trị đau vai gáy… nếu đeo thường xuyên. Cùng với những lời quảng cáo có cánh, xuất xứ từ Nhật thì mỗi nơi đều có một mức giá khác nhau, dao động từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng.

Qua khảo sát, phần lớn sản phẩm được quảng bá chủ yếu bán online với thương hiệu “xách tay” mà theo giới thiệu là xuất xứ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Trong đó, được ưa chuộng nhất hiện nay là loại vòng điều áp đeo cổ xách tay từ Nhật Bản với nhãn hiệu như: Pip Magneloop, hay EX Pip Magneloop, với giá khoảng 450 - 550 nghìn đồng/chiếc.

Những lời quảng cáo mới nghe qua tưởng chừng chiếc vòng có công dụng thần kỳ đã làm khá nhiều người tò mò, mặc dù chưa biết rõ tác dụng ra sao nhưng chỉ với vài trăm nghìn thì đây là món quà quá rẻ để tặng cho ông bà, bố mẹ. Thậm chí, với sự truyền tai nhau, nhiều người có hễ có con, cháu đi học, công tác nước ngoài liền nhờ mua vài chiếc về đem cất dùng dần.

“Nghe qua thấy công dụng của chiếc vòng thật tốt, cũng chỉ dùng đeo bên ngoài cơ thể chứ không phải thuốc uống nên dù chưa chắc chắn về độ thật của công dụng nhưng mình vẫn mua ba chiếc tặng bố, mẹ. Nếu chỉ vài trăm nghìn mà mua được món quà sức khỏe cho bố mẹ, giúp ông bà không phải dùng thuốc hàng ngày thì không mắc chút nào”, chị Nguyễn Ngọc Bích (Hưng Yên) chia sẻ.   

Hai loại vòng khá phổ biến là loại vòng đeo cổ hoặc tay có vỏ bọc bên ngoài là cao su dẻo, có nhiều màu sắc như xanh, hồng, đen và loại vòng bọc ngoài bằng kim loại sắc vàng hoặc trắng. Theo lời quảng cáo của một trang web chuyên bán vòng điều hòa huyết áp Nhật Bản, nguyên lý hoạt động của những chiếc vòng điều hòa huyết áp này là: tận dụng lực từ có trong nam châm hòa hợp với dòng điện có trong cơ thể giúp lưu thông máu, ổn định huyết áp, cải thiện tình trạng sơ cứng trong mạch máu. 

“Huyết áp lúc lên lúc xuống, cứ trở trời, mưa nắng là đau đầu mà hàng ngày phải trông cháu nhỏ nên tôi hay bị mệt mỏi. Nghe người quen giới thiệu loại vòng này cân bằng được huyết áp, tôi cũng nhờ người mua hộ một chiếc. Ban đầu, mới đeo tôi bỏ hẳn không sử dụng thuốc huyết áp nhưng sau có những buổi đầu choáng váng nhiều nên không dám bỏ hẳn thuốc nữa. Tôi đã đeo được 1 năm nay rồi, mình tin thì mình mua để dùng thôi chứ công dụng thì cũng chưa biết như thế nào được, bệnh huyết áp của tôi đi kiểm tra thì kết quả vẫn như vậy”, cô Nguyễn Thị Oanh người đã sử dụng chiếc vòng chia sẻ. 

Không có công dụng trong điều hòa huyết áp

Nói rõ hơn về nguyên lý hoạt động của chiếc vòng điều hòa huyết áp, TS vật lý Nguyễn Văn Khải cho biết: “Loại vòng tương tự vậy xuất hiện khá lâu rồi nhưng thực chất không có công dụng trong điều hòa huyết áp, chỉ là lừa đảo mà thôi. Thực tế, những chiếc vòng này thường cấu tạo với bên trong là nam châm vĩnh cửu. Theo nguyên lý hoạt động, từ trường từ nam châm sẽ tác động lên cơ thể, mạch máu. Tuy nhiên, theo quy tắc “bàn tay trái” những nam châm phía trên cổ tay dưới tác dụng của từ trường các ion, phân tử trong máu sẽ chuyển động sang trái. Còn với những nam châm phía dưới cổ tay dưới tác dụng của từ trường, các ion, phân tử trong máu sẽ chuyển động sang phải. Như vậy, rõ ràng việc đeo vòng với lý giải từ trường tác động góp phần ổn định huyết áp là sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức”, ông Khải khẳng định.

Ngoài ra, phải kể đến những nguy hại tới da khi đeo những chiếc vòng được làm bằng vỏ kim loại kém chất lượng. Nhất là với các chị em thường xuyên tiếp xúc hóa chất như nước rửa tay, xà phòng…. còn dễ dẫn đến viêm da, ăn mòn da. Do vậy, người dùng nên tỉnh táo, tránh sa đà với tâm lý rủ nhau sử dụng để rồi tiền mất, tật mang.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Bùi Long - Khoa Can thiệp tim mạch - Bệnh viện Hữu nghị cho biết, riêng việc quảng cáo cùng một chiếc vòng mà vừa có tác dụng với cả bệnh nhân huyết áp cao và huyết áp thấp đã bất hợp lý. Chưa kể, hiện cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về tác dụng đích thực của loại vòng này. Do vậy, phải xác định việc đeo vòng điều hòa huyết áp này không phải là giải pháp điều trị bệnh.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu người bị tăng huyết áp mà ngưng uống thuốc sẽ xảy ra tai biến mạch máu não, hoặc người không biết chính xác mình có bị huyết áp hay không lại tin mà bỏ qua các biểu hiện bệnh dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do vậy, để dự phòng phải kiểm tra huyết áp định kỳ, khi huyết áp tăng, giảm thất thường kèm theo những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê tay chân,… phải đến bác sĩ tư vấn ngay. Để phòng tránh tăng huyết áp về cơ bản là phải thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn, bia rượu, thuốc lá, chọn chế độ ăn nhiều rau củ quả, tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn và giảm cân.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.