Thực hiện tốt Quy chế dân chủ sẽ giảm 80% các vụ việc rắc rối

Gần dân, lắng nghe ý kiến nhân dân là giải pháp quan trọng thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ảnh minh họa.
Gần dân, lắng nghe ý kiến nhân dân là giải pháp quan trọng thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ảnh minh họa.
(PLO) - Đó là nhận định của Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an khi đánh giá về việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở trong thời gian qua.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. Thực tế cũng chỉ ra rằng, khi quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng thì sẽ tạo nên sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Người dân chưa đồng thuận thì chưa thể triển khai

Có thể nói, việc thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần phát huy được vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân trong việc tham gia bàn bạc những công việc của địa phương, đất nước cũng như góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư.

“Thời gian qua, nhất là trong những năm gần đây, việc thực hiện QCDC ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực... Nhân dân tham gia tích cực hơn vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền. Quyền làm chủ của nhân dân, các hình thức dân chủ đại diện được phát huy; dân chủ trực tiếp được mở rộng; phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được cụ thể hoá trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, vừa diễn ra ngày 16/7.

Đặc biệt, người đứng đầu Đảng ta cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở, giúp nhân dân thấy rõ quyền lợi của mình, tự giác thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và quyền dân chủ trực tiếp theo đúng quy định của pháp luật.

“Ngay cả trường hợp chính sách, pháp luật đúng rồi mà nhân dân chưa hiểu, chưa đồng tình thì cũng phải ra sức tuyên truyền, vận động, giải thích, hoặc biết chờ đợi dân, không gò ép, áp đặt một cách thô bạo”- Tổng Bí thư lưu ý.

“Tôi rất ủng hộ phát biểu của Tổng Bí thư. Đề cập đến vai trò dân chủ ở cơ sở thì người dân phải được làm chủ, điều này thể hiện trước hết là việc nhân dân phải được biết, sau đó được bàn, được kiểm tra và người thụ hưởng cũng là nhân dân. Tôi đánh giá cao ở chỗ, chúng ta đã bắt đầu đi đến cội rễ, nguồn gốc của vấn đề. Đó là trăm việc đều vì dân, mọi sức mạnh đều do dân và công việc có triển khai được hay không đều ở dân; khi dân chưa đồng thuận thì chưa thể triển khai, không thể biến ý tưởng, chính sách thành hiện thực được. Gốc rễ là ở đó.”- ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói.

Phân tích sâu hơn, ông Tiến lấy ví dụ: đối với chính sách làm sạch vỉa hè, lòng đường, nếu dân chưa thông, chưa chịu thực hiện thì làm sao có vỉa hè quang đãng dành cho người đi bộ, mặc dù chính sách là đúng. Cho nên, chính quyền vẫn phải tuyên truyền để người dân nhận thức đúng vấn đề, bởi suy cho cùng vẫn là người dân thực hiện các chính sách đó.

Chính bởi vậy, vấn đề “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, vừa là yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. “Một lần nữa, vấn đề Tổng Bí thư nêu lên- theo tôi- cũng làm cho các cấp chính quyền ở cơ sở phải thức tỉnh và phải ý thức được rằng mình không phải cứ đưa ra chính sách là buộc dân phải theo, mà trước hết phải vận động, tuyên truyền, thuyết phục và làm cho dân hiểu hơn. Khi dân hiểu, dân tin thì mới “xắn tay” cùng chính quyền thực hiện”- ông Lê Như Tiến nhận xét. 

Người dân tin Đảng, tin chính quyền thì mọi việc sẽ làm tốt

Cùng quan điểm, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định, nhiều khi chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đúng nhưng người dân vì không nắm được nên thắc mắc, khi thắc mắc không được giải đáp có thể dẫn đến sự bất bình, phản đối. Vì vậy, cơ quan chức năng phải có trách nhiệm giải thích cụ thể cho người dân.

Theo Tướng Cương, phát biểu của Tổng Bí thư là ý mới, rất quan trọng và hoàn toàn đúng, do đó ông hết sức ủng hộ. “Những chính sách mà người dân chưa đồng tình, còn phản đối thì dứt khoát phải chờ đợi, khi nào dân thông thì mới làm”- ông nói.

Nêu lại những vụ việc xảy ra thời gian vừa qua liên quan đến lợi ích của người dân có biểu hiện áp đặt, ông Cương khẳng định nếu quán triệt ý kiến của Tổng Bí thư thì chắc không xảy ra, nhất là với những dự án lấy đất của dân.

“Tôi cho rằng nếu chúng ta quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh ý kiến của Tổng Bí thư thì giảm đi 80% các vụ việc rắc rối vừa rồi. Ngay cả TP Đà Nẵng – thành phố đáng sống – 6 dự án đã khiến Nhà nước mất đi 3.400 tỉ. Chính quyền thành phố trong 10 năm vừa rồi đã làm nhiều chuyện chưa đúng. Nếu chính quyền, cấp ủy nghe dân thì làm gì có chuyện Vũ “nhôm”, làm gì có vụ việc AVG…”- Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Nhấn mạnh đến vai trò của công tác vận động, tuyên truyền, ông Phạm Văn Hòa - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, các văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành, có hiệu lực thi hành mà người dân chưa hiểu sâu sát thì trách nhiệm của cơ quan công quyền, của những người đại diện, đặc biệt là các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể là phải vận động, tuyên truyền để người dân hiểu thông suốt và chấp hành một cách nghiêm túc.

Theo ông Hòa, các cơ quan chức năng cần tiếp tục duy trì và thực hiện những ý kiến chỉ đạo mới của Tổng Bí thư vì trong thời gian qua, một số cơ quan, đơn vị đã hiểu được chủ trương này nhưng vẫn còn một vài nơi thực hiện QCDC chưa sát, chưa đúng như lòng mong muốn của người dân.

Việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa hay việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân... vẫn có một số nơi giải quyết chưa đến nơi đến chốn, để người dân đến cơ quan công quyền khiếu kiện nhiều lần. Hay việc tổ chức thực hiện việc cải cách hành chính thì vẫn gây phiền hà cho người dân, thậm chí hoạnh họe, rồi đòi hỏi vấn đề này, vấn đề khác đều là những vi phạm QCDC.

“Phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư là lời cảnh tỉnh, cảnh báo và chỉ đạo cho toàn thể các tổ chức, cán bộ, đảng viên phải chấp hành để thực hiện QCDC ở  cơ sở cho tốt, để người dân tin Đảng, tin chính quyền. Khi người dân tin Đảng, tin chính quyền thì mọi việc sẽ làm tốt, vì như Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Thực tế trong kháng chiến, trong thời bình và cả trong xây dựng đất nước cho thấy, nếu phật lòng dân, trái ý dân, dân không đồng tình ủng hộ thì tổ chức Đảng và chính quyền nơi đó sẽ bị suy yếu, thậm chí có nguy cơ bị những thế lực chống đối, phản đối xuyên tạc, hết sức nguy hiểm”, ông Hòa nêu quan điểm. 

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.