Thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh năm 2018

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet
(PLO) - Sáng 21/3, tại Hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh mùa hè năm 2018, Bộ Y tế cho biết, dự báo dịch bệnh năm 2018 với các bệnh sốt xuất huyết, sởi và bệnh cúm có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống.

Mấy tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận khoảng 80 trường hợp mắc bệnh sởi, Hà Nội và các thành phố khác đã phải tổ chức tiêm chủng vét. Theo Bộ Y tế cần phải xem xét lại tình hình miễn dịch cộng đồng với sởi. Theo lịch trẻ được tiêm mũi sởi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi, vài năm gần đây có tình trạng nhiều trẻ mắc sởi trước độ tuổi tiêm chủng. Tỷ lệ này các năm trước chỉ khoảng 3% trẻ mắc sởi, thì năm 2016 - 2017 tăng gần 20%.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Bộ đã chỉ đạo nghiên cứu đẩy lịch tiêm phòng sởi sớm hơn cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, tại hội nghị, Thứ trưởng đề nghị Cục Y tế dự phòng, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và chương trình tiêm chủng nói chung về việc đảm bảo bao phủ vắc xin với người lớn, đặc biệt tập trung cho các bà mẹ trong tuổi sinh đẻ về các bệnh sởi, ho gà, bạch hầu,...

Ngoài ra, về tình hình sốt xuất huyết tại nhiều nước trong khu vực vẫn duy trì ở mức cao. Tích lũy từ đầu năm 2018 đến nay, cả nước ghi nhận 10.557 trường hợp mắc, không có tử vong. Số mắc có xu hướng giảm trong các tuần gần đây và giảm so với tuần cùng kỳ năm 2017. Không có tỉnh nào ghi nhận số mắc gia tăng đột biến trong các tuần đầu năm 2018. 

Trước tình trạng di biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ không được quan tâm xử lý,... tạo nhiều ổ nước đọng sau mưa, phát sinh các ổ bọ gậy khó xử lý.

Để tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh, trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị cần tập trung triển khai một số giải pháp như nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền các cấp, các bộ, ban ngành, đoàn thể. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hành các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch nguy hiểm, các ổ dịch tại cộng đồng, xử lý kịp thời, hiệu quả. Nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đạt ít nhất 95% quy mô xã, phường. Sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong.Tập huấn nâng cao năng lực các tuyến về giám sát, đáp ứng, điều trị. Đồng thời đảm bảo hậu cần cho công tác phòng chống dịch.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.