Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý tội phạm

Quang cảnh phiên họp ngày 21/11. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
Quang cảnh phiên họp ngày 21/11. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 21/11, thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu thực hiện hiệu quả, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý tội phạm.

Xét xử 562 vụ/1.207 bị cáo về các tội tham nhũng

Theo Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2023 do Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày, trong năm 2023, công tác PCTN, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023. Những con số cụ thể minh chứng cho các kết quả trên có thể kể đến như trong kỳ báo cáo, có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm, có 55 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng...

Các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân đã thụ lý điều tra 1.103 vụ án/2.951 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó, khởi tố mới 732 vụ án/2.106 bị can. Đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 499 vụ án/1.205 bị can. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết 743 vụ/1.987 bị can (trong đó, án mới 699 vụ/1.920). TAND các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 747 vụ/1.800 bị cáo; đã giải quyết 699 vụ/1.800 bị cáo, trong đó, xét xử 562 vụ/1.207 bị cáo về các tội tham nhũng.

Về công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng, tổng số phải thi hành có 4.879 việc, với số tiền hơn 97.261 tỷ đồng; đã thi hành xong 2.264 việc đã thi hành xong hơn 20.405 tỷ đồng.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ về tình hình tham nhũng năm 2023; đồng thời cho rằng, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp.

Cơ bản nhất trí với những đánh giá về tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN và nguyên nhân được nêu trong Báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của QH đề nghị Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu...; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt, qua kết quả điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp (như các vụ án liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm, AIC, vụ chuyến bay giải cứu...), Ủy ban Tư pháp của QH đề nghị các cơ quan hữu quan đánh giá rõ hơn về nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, quản lý KT-XH để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự trong thời gian tới.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, phổ biến pháp luật

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu (ĐB) QH bày tỏ sự đồng tình các báo cáo của các cơ quan và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp.

Tuy nhiên, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ lo lắng về tình trạng một số loại tội phạm giảm không nhiều, thậm chí tăng, như số vụ giết người tăng hơn 12%, cướp tài sản tăng hơn 44%, lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng hơn 61%, cho vay lãi nặng tăng hơn 67%... ĐB đề nghị Chính phủ và các ngành chức năng đánh giá thật kỹ, khách quan, cầu thị về thực trạng, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hữu hiệu những tồn tại, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm trên tất cả các lĩnh vực.

Trước diễn biến tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng, phức tạp, ĐB Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) cho rằng, cần tập trung thực hiện thật tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phạm tội. Để làm tốt công tác này, ĐB đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, chính quyền các cấp vào cuộc cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý tội phạm.

Theo ĐB, trong phòng ngừa tội phạm, cần chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm mới, tội phạm sử dụng lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, mạng internet để họ tự bảo vệ mình và tích cực đấu tranh, tố giác hành vi tội phạm. Cùng với đó, kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật phục vụ công tác phòng, chống và xử lý tội phạm theo hướng khoa học, sát với yêu cầu thực tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn để lực lượng chuyên trách thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật tập trung tấn công, xử lý tội phạm đạt hiệu quả cao; khắc phục cho được tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm.

Tập trung góp ý về công tác PCTN, ĐB Bố Thị Xuân Linh (đoàn Bình Thuận) kiến nghị, trong quá trình xử lý những người vi phạm, cần có sự phân loại đối tượng như đối tượng chủ mưu, đối tượng cầm đầu cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh; còn đối với những người vi phạm do thực hiện theo sự chỉ đạo của người đứng đầu, của cấp trên cần phải được xem xét có chính sách khoan hồng.

Theo Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày, Chính phủ đã tổ chức tấn công, trấn áp quyết liệt các loại tội phạm; tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm đạt 81,61%; trong đó án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu QH giao.

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí cho biết, năm 2023, số vụ án truy tố đúng thời hạn đạt 100% (vượt 10%) và số bị can truy tố đúng tội danh đạt 99,9% (vượt 4,9%).

Còn theo Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình trình bày, năm 2023, các Tòa án đã thụ lý 606.209 vụ việc, đã giải quyết được 540.490 vụ việc, đạt tỷ lệ 89,16%; cao hơn năm trước 0,26%. Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...