Thực hiện có hiệu quả, đúng lộ trình các cam kết của Việt Nam theo CPTPP

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình tại phiên họp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên họp sáng nay, 23/11, với 100% các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTV QH) có mặt tán thành, UBTV QH đã thông qua dự thảo Nghị quyết giải thích khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh, việc ban hành Nghị quyết nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Về nội dung, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, theo quy định tại khoản 2 Điều 18.78 Hiệp định CPTPP, các quốc gia thành viên phải xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối với một hoặc các hành vi tiếp cận một cách cố ý và trái phép tới bí mật kinh doanh được lưu giữ trong hệ thống máy tính; chiếm đoạt một cách cố ý và trái phép bí mật kinh doanh, kể cả thông qua một hệ thống máy tính; bộc lộ một cách gian lận, hoặc thay vào đó, bộc lộ một cách cố ý và trái phép bí mật kinh doanh, kể cả thông qua một hệ thống máy tính.

Như vậy, Hiệp định CPTPP yêu cầu các quốc gia thành viên phải xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối với ít nhất một trong ba hành vi nêu trên.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 18.87 Hiệp định CPTPP khuyến khích các quốc gia thành viên rằng, đối với một trong 3 hành vi nêu trên có thể áp dụng ở một hoặc nhiều trường hợp, gồm: những hành vi đó nhằm mục đích đạt được lợi thế thương mại hoặc thu lợi tài chính; những hành vi đó liên quan tới các sản phẩm hoặc dịch vụ trong thương mại quốc tế; những hành vi đó nhằm mục đích gây tổn hại tới chủ sở hữu của những bí mật kinh doanh đó; những hành vi đó bị chi phối bởi, hoặc lợi nhuận của, hoặc có liên quan tới một tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc những hành vi đó gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế, quan hệ quốc tế hoặc an ninh quốc gia, quốc phòng của một bên.

“Như vậy, việc quy định mục đích của một trong 3 hành vi nêu trên tại khoản 2 Điều 18.87 sẽ tùy thuộc vào quyết định của các quốc gia thành viên”, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay.

Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của cơ quan thẩm tra, Chính phủ trình dự thảo Nghị quyết gồm 3 điều, trong đó, Điều 1 của dự thảo Nghị quyết giải thích khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau: Hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác lấy cắp dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được hiểu là bao gồm cả hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm đoạt dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh, kể cả nghe, đọc, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh.

Chính phủ đề xuất Nghị định có hiệu lực từ ngày 14/1/2022.

Tại phiên họp, UBTV QH tán thành việc Chính phủ trình UBTV QH ban hành Nghị quyết giải thích Bộ luật Hình sự năm 2015 là cần thiết và đúng thẩm quyền nhằm đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế theo Hiệp định CPTPP.

Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết.

Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết.

Theo UBTV QH, việc Chính phủ trình vào thời điểm này để có hiệu lực từ ngày 14/1/2022 là phù hợp.

Cùng với đó, UBTV QH thống nhất với việc lựa chọn giải thích khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự năm 2015; nhất trí với các nội dung giải thích như dự thảo Nghị quyết kèm theo, Tờ trình của Chính phủ và ý kiến của cơ quan thẩm tra.

Nhất trí với tên gọi của Nghị quyết là Nghị quyết gải thích khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự năm 2015. UBTV QH cũng nhất trí thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết là 14/1/2022.

Nghị quyết giải thích này khi được UBTV QH thông qua sẽ được áp dụng cùng với Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14.

Tại phiên họp, với 100% các Ủy viên UBTV QH tán thành, UBTV QH đã thông qua dự thảo Nghị quyết.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.