Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025: Cần có quy định gỡ vướng với đối tượng "người lao động có thu nhập thấp"

 Đề xuất bổ sung quy định về tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp. (Ảnh: Lan Hương - ĐĐK )
Đề xuất bổ sung quy định về tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp. (Ảnh: Lan Hương - ĐĐK )
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo báo cáo của 73 cơ quan Bộ, ngành, địa phương, tính đến 30/6/2024, có khoảng 167.980 lượt người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; riêng đối tượng “người lao động có thu nhập thấp” chưa được hỗ trợ triển khai do chưa có văn bản xác định cụ thể.

Trong khi đó, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian thực hiện chỉ còn hơn 1 năm. Do đó, việc xác định “người lao động có thu nhập thấp” để có căn cứ, cơ sở thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho đối tượng này là hết sức cần thiết và cần nhanh chóng thực hiện.

Gặp khó khi xác định “người lao động có thu nhập thấp”

Ngày 21/10 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Liên quan đến vấn đề hướng dẫn cụ thể về việc xác định “người lao động có thu nhập thấp”, theo báo cáo, từ năm 2022 đến nay, cử tri nhiều địa phương liên tục kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH ban hành hướng dẫn cụ thể về việc xác định “người lao động có thu nhập thấp”.

Cụ thể, trước đó, ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và được thực hiện trên cả nước, thời gian thực hiện đến hết năm 2025. Tại báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình xác định mục tiêu: đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho khoảng 50.000 người lao động cho các ngành, nghề trọng điểm; đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 1 triệu người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương; phân bổ tối thiểu 40% tổng số vốn sự nghiệp ngân sách trung ương của Tiểu dự án 1 Dự án 4 cho các địa phương để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng này. Như vậy có thể hiểu, người lao động có thu nhập thấp là đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề, theo Quyết định số 90.

Theo báo cáo của 73 cơ quan Bộ, ngành, địa phương, tính đến 30/6/2024, có khoảng 167.980 lượt người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề. Riêng đối tượng “người lao động có thu nhập thấp” chưa được hỗ trợ triển khai do chưa có văn bản xác định cụ thể. Như vậy, sau gần 03 năm kể từ khi Quyết định số 90 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn xác định thế nào là “người lao động có thu nhập thấp”, nên chính sách ưu đãi này vẫn chưa được triển khai trên thực tế, 48 địa phương đã được phân bổ kinh phí từ Chương trình nhưng không thể thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm đối tượng này.

Trong báo cáo, Ban Dân nguyện kiến nghị khẩn trương tham mưu xây dựng, trình Chính phủ ban hành hướng dẫn việc xác định “người lao động có thu nhập thấp” làm cơ sở cho các địa phương thực hiện.

Bổ sung vào tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều

Về phía Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan có trách nhiệm xây dựng tiêu chí xác định cụ thể về “người lao động có thu nhập thấp”, thông tin cho biết, việc xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã có căn cứ rõ ràng, nhưng vẫn chưa có khái niệm cụ thể để xác định thế nào là “người lao động có thu nhập thấp”. Do đó, khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Bộ LĐ-TB&XH đã ghi nhận phản ánh của các địa phương, ngay sau đó, đề xuất đưa vào Nghị quyết của Chính phủ, trong đó làm rõ “người lao động có thu nhập thấp” - là người lao động có thu nhập trung bình trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Tuy vậy, sau khi lấy ý kiến một số cơ quan, có ý kiến cho rằng, không thể quy định vấn đề này trong Nghị quyết của Chính phủ, mà cần sửa Quyết định số 90 hoặc sửa đổi bằng một nghị định khác. Vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu sửa Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 theo thủ tục rút gọn.

Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, việc trình Chính phủ về việc lập đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 (bổ sung quy định về người lao động có thu nhập thấp) là phù hợp quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi năm 2020), Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 108/2023/NQ-QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, qua khảo sát thực tế, đối tượng người lao động có thu nhập thấp chưa được đào tạo nghề không nhiều. Nên khi sửa đổi Nghị định số 07 sẽ bao quát hết các đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Theo tính toán của Bộ LĐ-TB&XH, đề xuất trên nếu được thông qua sẽ góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 1 triệu người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

Lao động thành thị thu nhập dưới 3 triệu/tháng thuộc tiêu chí thu nhập thấp

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tại dự thảo, đề xuất bổ sung điểm c1 vào khoản 2 Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định “người lao động có thu nhập thấp” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể: “Người lao động không thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được xác định là người lao động có thu nhập thấp khi thuộc hộ gia đình: Khu vực nông thôn: có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2.250.000 đồng; Khu vực thành thị: có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 3.000.000 đồng. Văn bản sửa đổi Nghị định số 07 đang được lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Đọc thêm

Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản: Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng đến nữ doanh nhân đậm chất “Nông dân”

Bà Nguyễn Thị Phương trao tặng xe đạp và quà tặng cho các học sinh vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
(PLVN) -  Nhắc đến nữ đại gia ngành hoa quả nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương - Tổng Giám đốc Công ty hoa quả Phương Toản. Khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ, với tư duy kinh doanh nhạy bén, am hiểu thị trường, từng bước bà đã xây dựng thương hiệu Hoa quả Phương Toản được nhiều người biết đến. Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn ấn tượng bởi sự thẳng thắn, thật thà và tính cách mộc mạc, đậm chất nông dân của bà.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Bão số 6 giật cấp 11 đang ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.

Xây dựng kho dữ liệu mở di sản nghe nhìn: Khó nhưng cần làm vì thế hệ mai sau

Những thước phim quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Khối lượng phim, tài liệu ảnh, ghi âm, ghi hình đồ sộ qua các thời kỳ đang được lưu trữ, bảo quản tại các cơ quan, đơn vị là kho di sản nghe nhìn quý giá của quốc gia. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, việc tận dụng tốt những cơ hội công nghệ mang lại, đặc biệt là số hóa vật liệu nghe nhìn là xu hướng tất yếu nhằm bảo tồn và phát huy các khối di sản này. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn “kho báu” phim nhựa, phim tài liệu ở Việt Nam được số hóa chưa nhiều để đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu nghe, nhìn và tiếp cận thông tin của quần chúng cũng như gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Những thành phố đáng sống tốp đầu Việt Nam

Nhiều thành phố ở Việt Nam lọt tốp đầu thế giới, trở thành niềm tự hào cho người dân. (Ảnh: TP HCM - Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Mỗi thành phố là niềm tự hào của người dân và đất nước. Vì vậy, ở bất kỳ nơi đâu, các thành phố cũng được chú trọng đầu tư, phát triển để đem lại cuộc sống tốt đẹp nhất đến cho các cư dân. Ngày 31/10 được đánh dấu là Ngày Thành phố trên Thế giới (World Cities Day). Cùng điểm lại những thành phố đáng sống, hấp dẫn nhất Việt Nam đối với bạn bè quốc tế và người dân “bản địa”.

Chuyện của vợ chồng TikTok Đại Bắc Kạn

Sức hút của Tiktok Đại Bắc Cạn là những bình dị đầm ấm cuộc sống vùng cao. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày nay, không khó để bắt gặp những “idol Tóp Tóp” là nông dân hay đồng bào vùng cao. Với gần 624 nghìn người theo dõi và hơn 12 triệu lượt yêu thích, Đại Bắc Kạn là một trong số đó. Nhờ livestream trên mạng xã hội bán các nông sản của địa phương, vợ chồng anh Đại Bắc Kạn đã có doanh thu tới 200 triệu đồng/tháng…