Thực hiện chế định Thừa phát lại – hướng đi đúng đắn về xã hội hóa hoạt động tư pháp

Toàn cảnh Tọa đàm.
Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Sáng 20/7, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Tọa đàm “Thực hiện chế định Thừa phát lại – hướng đi đúng đắn về xã hội hóa hoạt động tư pháp”. Chủ trì Tọa đàm là ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế và đô thị.

Tham dự Tọa đàm có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp TP Hà Nội, Chủ tịch Hội Thừa phát lại Hà Nội và đại diện một số Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội.

Giúp bảo vệ kịp thời lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế và đô thị cho biết, Hà Nội là một trong 13 địa phương được chọn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội. Theo đó, từ tháng 2/2014 UBND TP Hà Nội đã có Quyết định cho phép thành lập 5 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP. Đến nay, số lượng văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội lên đến con số 38.

Các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội đã và đang khẳng định vị trí, vai trò trong việc hỗ trợ các cơ quan Tư pháp thực hiện một số công việc như tống đạt các văn bản tài liệu tố tụng; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước pháp luật; trực tiếp tổ chức thi hành án (THA), thu nhiều chục tỷ đồng cho người được thi hành án...

Ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị phát biểu khai mạc Tọa đàm. Ảnh: Khánh Huy.

Ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng biên tập báo Kinh tế và Đô thị phát biểu khai mạc Tọa đàm. Ảnh: Khánh Huy.

Thời gian qua, hoạt động của Thừa phát lại đã góp phần thúc đẩy ổn định, trật tự trong giao lưu dân sự, kinh tế thông qua hoạt động lập vi bằng, tạo lập chứng cứ giúp chủ động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cho hoạt động xét xử của tòa án; đồng thời, xác minh điều kiện THA của Thừa phát lại cho thấy những thông tin về điều kiện THA của đương sự do Thừa phát lại cung cấp đã giúp bảo vệ kịp thời lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giúp cơ quan THA có thêm cơ sở đưa ra các phương thức tổ chức THA phù hợp.

Tuy nhiên, thực tế công tác này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, báo Kinh tế và Đô thị tổ chức cuộc Toạ đàm “Thực hiện chế định Thừa phát lại - hướng đi đúng về xã hội hóa hoạt động tư pháp”. Tọa đàm không chỉ phác thảo bức tranh chung về công tác Thừa phát lại tại Hà Nội mà còn gợi mở những giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của công tác Thừa phát lại.

Các vị khách mời và diễn giả tham gia buổi Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức. Ảnh: Khánh Huy.Các vị khách mời và diễn giả tham gia buổi Tọa đàm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức. Ảnh: Khánh Huy.

Đề xuất xây dựng Luật Thừa phát lại

Phát biểu tại Tọa đàm, bà Nguyễn Phương Nam (Phó Trưởng phòng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP Hà Nội) cho biết, hiện nay có 38 Văn phòng Thừa phát lại, trong đó, 8 Văn phòng được cấp hoạt động từ trước năm 2023, 30 Văn phòng được cấp từ tháng 3/2023 đến nay với 91 Thừa phát lại hoạt động. Qua thống kê của Phòng Bổ trợ tư pháp, số lượng vi bằng được lập nhiều đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của TP, đồng thời giảm thiểu công việc của các cơ quan chức năng. 6 tháng đầu năm 2023, 38 Văn phòng đã lập được 10.054 vi bằng.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Thừa phát lại ở Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, một số quy định chưa phù hợp với thực tế; Số lượng Vi bằng nhiều, kho chật, công chức giải quyết việc khiêm tốn, lại vừa cập nhật, kiểm tra, vào sổ nên đây cũng là khó khăn, vướng mắc, bất cập lớn.

Bà Nguyễn Phương Nam, Phó Trưởng phòng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP Hà Nội chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Khánh Huy.Bà Nguyễn Phương Nam, Phó Trưởng phòng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp TP Hà Nội chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Khánh Huy.

Theo bà Nam, Sở Tư pháp TP Hà Nội đang tham mưu lãnh đạo TP kế hoạch kiểm tra Văn phòng Thừa phát lại và sẽ kiểm tra 5 Văn phòng Thừa phát lại để tìm hiểu khó khăn, kịp thời báo cáo Sở Tư pháp, UBND TP Hà Nội.

“Nghị định 08/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, quy định chức năng nhiệm vụ của Thừa phát lại cũng hạn chế. Do đó, chúng tôi kiến nghị đề xuất mở rộng công việc cho Thừa phát lại, trong thời gian tới, sửa đổi Nghị định hoặc xây dựng Luật Thừa phát lại” bà Nam nói.

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Văn Lạng (Chủ tịch Hội Thừa phát lại Hà Nội, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình) cho biết, Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình đã lập được 14.065 Vi bằng. 100% Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp Hà Nội theo đúng quy định. Về công việc Tống đạt văn bản giấy tờ, Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình đã ký hợp đồng và tiến hành Tống đạt với TAND quận Ba Đình; đã nhận và tống đạt được 4.490 văn bản. Về thi hành án dân sự, trong những năm qua văn phòng không tiếp nhận thêm việc mới, chỉ thực hiện những việc còn đang dở dang. Đã thu cho người yêu cầu được 22,658 tỷ đồng, thu 673 triệu đồng tiền phí.

Chia sẻ về Hội Thừa phát lại, ông Nguyễn Văn Lạng cho biết, đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các công dân Việt Nam đang hành nghề Thừa phát lại tại các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội, tự nguyện thành lập và tham gia, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết các hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Thừa phát lại là hội viên của Hội; duy trì sự ổn định, phát triển hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn TP.

Đồng thời, xây dựng các giá trị chuẩn mực của Thừa phát lại Thủ đô, phát triển đội ngũ Thừa phát lại có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội, thiết thực góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).