Thúc đẩy triển khai cơ chế công nhận hộ chiếu vaccine giữa các nước ASEAN

Hình ảnh tại cuộc họp SOM ASEAN.
Hình ảnh tại cuộc họp SOM ASEAN.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các nước khẳng định quyết tâm thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Tầm nhìn cộng đồng ASEAN sau 2025, tiếp tục các nỗ lực tập thể ứng phó dịch COVID-19 và đẩy mạnh phục hồi, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy triển khai cơ chế công nhận hộ chiếu vaccine giữa các nước...

Bộ Ngoại giao ngày 8/6 cho biết, Hội nghị quan chức cao cấp (SOM) ASEAN và Hội nghị Ban điều hành Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ Excom) đã diễn ra trực tuyến, dưới sự chủ trì của Campuchia, nước Chủ tịch ASEAN 2022.

Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Tại Hội nghị SOM ASEAN, các nước rà soát tổng thể công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các Hội nghị của ASEAN với các đối tác diễn ra ngày 30/7-6/8/2022 tại Phnom Penh, Campuchia; cam kết duy hợp tác để hiện thực hóa các ưu tiên, sáng kiến của ASEAN năm 2022.

Các nước khẳng định quyết tâm thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và Tầm nhìn cộng đồng ASEAN sau 2025, tiếp tục các nỗ lực tập thể ứng phó dịch COVID-19 và đẩy mạnh phục hồi, tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy triển khai cơ chế công nhận hộ chiếu vaccine giữa các nước...

Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các nước cập nhật tình hình và ghi nhận nhiều tiến triển tích cực trong hợp tác giữa ASEAN với các đối tác; nhất trí cần tiếp tục mở rộng quan hệ thực chất, cùng có lợi, xử lý hài hòa các vấn đề trong quan hệ của ASEAN với các đối tác.

Trong bối cảnh môi trường địa chính trị quốc tế và khu vực biến động phức tạp, đặt ra không ít thách thức cho ASEAN, các nước chia sẻ nhận thức ASEAN cần duy trì đoàn kết, thống nhất, phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực và củng cố các nguyên tắc, giá trị của các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt.

Thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực, các nước nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ Myanmar sớm tìm phải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng hiện nay thông qua thúc đẩy thực hiện hiệu quả đồng thuận 5 điểm, nhất là ưu tiên cho công tác Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar cũng như tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar.

Về tình hình Ukraine, các nước bày tỏ quan ngại về căng thẳng quân sự tiếp diễn và hệ lụy tiêu cực của xung đột đến hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển chung của thế giới và khu vực; theo đó, ủng hộ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Về Biển Đông, các nước khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN; nhất trí tiến hành các hoạt động kỷ niệm 20 năm DOC và 40 năm UNCLOS trong năm 2022.

Tại Hội nghị, Đại sứ Vũ Hồ đã chủ động tham gia thảo luận và đóng góp hướng xử lý nhiều vấn đề trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị AMM-55 và các Hội nghị bộ trưởng liên quan; đồng thời khẳng định cam kết phối hợp chặt chẽ cùng Chủ tịch Campuchia và các nước ASEAN để triển khai hiệu quả các ưu tiên của ASEAN năm 2022.

Trong bối cảnh ASEAN phải ứng xử với nhiều vấn đề quốc tế và khu vực phức tạp như xung đột Nga – Ukraine, Myanmar, Bán đảo Triều Tiên và Biển Đông, Đại sứ nhấn mạnh ASEAN cần xây dựng cách tiếp cận tổng thể, đảm bảo tiếng nói và cách tiếp cận đồng nhất, khách quan và cân bằng nhằm phát huy vai trò, khả năng đóng góp của ASEAN trong nỗ lực giải quyết các vấn đề tác động tới hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Cùng ngày, tại Hội nghị SEANWFZ ExCom, các nước ASEAN đều khẳng định lại tầm quan trọng của Hiệp ước SEANWFZ, xem đây là văn kiện chủ đạo, thể hiện cam kết và lập trường chung của ASEAN trong duy trì khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như các nỗ lực chung của quốc tế trong chống phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân cũng như các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Hội nghị cũng đã tiến hành rà soát việc thực hiện Kế hoạch hành động Hiệp ước giai đoạn 2018-2022, chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị Ủy ban SEANWFZ diễn ra đầu tháng 8 tới, trong đó có việc gia hạn Kế hoạch hành động trong giai đoạn mới 2023-2027.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.