Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt tại vùng sâu, vùng xa

Điểm bán hàng Việt Nam được đặt tại cửa hàng tạp hóa Nam Thảo, thôn Vàng Lè, xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. (Nguồn ảnh: Báo Tuyên Quang)
Điểm bán hàng Việt Nam được đặt tại cửa hàng tạp hóa Nam Thảo, thôn Vàng Lè, xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. (Nguồn ảnh: Báo Tuyên Quang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa trong nước trong tình hình mới, nhiều Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp khi tổ chức, xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam đã ưu tiên bố trí đặt tại vùng sâu, vùng xa.

Mô hình điểm bán hàng Việt Nam thuộc nhóm chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững tại Quyết định số 634/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tiêu chí hàng đầu là hàng hóa được bày bán tại các Điểm bán hàng Việt Nam phải đạt 100% là hàng hóa được sản xuất trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm... được thực hiện dưới sự giám sát của Sở Công Thương.

Theo báo cáo của các Sở Công Thương, tất cả các điểm bán hàng Việt Nam đều đã tăng doanh thu lên 10 - 15% sau khi được hỗ trợ. Sự ra đời của điểm bán hàng Việt Nam đã góp phần khắc phục được tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn bày bán trên thị trường nhất là ở các khu vực nông thôn, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng hóa và tạo được niềm tin, sự yên tâm khi mua sắm. Từ đó tạo hiệu ứng tích cực, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bên cạnh đó, điểm bán hàng còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế gặp gỡ, liên kết hợp tác đầu tư, khai thác vùng nguyên liệu, phát triển kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa... Từ đó, có thêm thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng, giá cả của hàng sản xuất trong nước với hàng ngoại nhập và đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp.

Riêng tại khu vực miền núi, vùng cao, các điểm bán hàng Việt Nam đã phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa tại chỗ cho người dân. Tại đây, người dân tham quan, tiếp cận mua sắm những mặt hàng Việt Nam sản xuất với chất lượng cao, giá cả phù hợp, góp phần bình ổn thị trường nông thôn, miền núi.

Đơn cử, trong tháng 10 vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang đã hỗ trợ xây dựng 1 điểm bán hàng Việt Nam tại xã Chiêu Yên (Yên Sơn). Điểm bán hàng Việt Nam được đặt tại cửa hàng tạp hóa Nam Thảo, thôn Vàng Lè, xã Chiêu Yên (Yên Sơn), nhằm tạo điều kiện để bà con vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận với các mặt hàng sản xuất trong nước với giá bán cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa tại chỗ cho người dân. Qua đó giúp nâng cao kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, tạo thói quen ưu tiên dùng hàng Việt Nam cho bà con nơi đây, góp phần thúc đẩy hơn nữa sức lan tỏa của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Các hàng hóa được bày bán và giới thiệu đạt 100% là hàng hóa được sản xuất trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm. Chủ điểm bán hàng cam kết duy trì Điểm bán hàng Việt Nam đến năm 2025 dưới sự giám sát của Sở Công Thương tỉnh.

Tại tỉnh Lạng Sơn, Điểm bán hàng Việt Nam của Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Thiên Phú (địa chỉ 472 đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn) cũng được Sở Công Thương lựa chọn thực hiện theo nhóm chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững thuộc danh mục của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Điểm bán hàng Việt Nam tại đây thực hiện trưng bày, bán ra thị trường các mặt hàng do các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sản xuất và cung ứng. Ngoài ra, điểm bán hàng này còn trưng bày, giới thiệu và bán một số sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn.

Được biết, thời gian tới, Sở Công Thương Lạng Sơn sẽ tiếp tục mở thêm một số Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn thành phố và trung tâm các huyện của tỉnh.

Tại tỉnh Phú Thọ, Sở Công Thương và huyện Thanh Thủy đã khảo sát, xây dựng thành công Điểm bán hàng Việt Nam tại hộ kinh doanh Trần Thị Hậu, ở khu Phố, thị trấn Thanh Thủy. Qua ghi nhận cho thấy, điểm bán hàng có quy mô rộng rãi, hàng hóa phong phú có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá sản phẩm được niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết.

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới Bộ sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh tiếp tục nhân rộng các điểm bán hàng Việt Nam cố định tại các huyện, thành, thị để giới thiệu quảng bá các sản phẩm địa phương, thương hiệu hàng Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi để Điểm bán hàng Việt Nam kết nối với các doanh nghiệp, cơ sở có các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trong tỉnh, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và khách du lịch một cách thuận lợi để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau
(PLVN) - Đến nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao. Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia xếp hạng 3 sao. Đồng thời, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về đạt chuẩn 4 sao, 5 sao.

Thanh Hóa nỗ lực đưa sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 tại TP Sầm Sơn đưa sản phẩm OCOP Thanh Hóa đến với hàng nghìn du khách.
(PLVN) - Với mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ

 Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ
(PLVN) - Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho có thương hiệu trên 50 năm, được chứng nhận “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”. Vươn tầm quốc tế, hủ tiếu Mỹ Tho được công nhận vào top 100 món ẩm thực châu Á và top 10 món ăn đặc sản Việt Nam.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam
(PLVN) - Chiều 5/7, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì buổi họp cung cấp thông tin định liên quan công tác chuẩn bị Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2024.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
(PLVN) - Ngày 28/6, tại Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông "Nông nghiệp với chủ đề: Phát triển nuôi tôm bền vững, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL”.

Mộc Châu Milk: Thương hiệu sữa tươi Việt có quy trình chăn nuôi và sản xuất hiện đại

Chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tốt nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn với khí hậu trong lành và vùng đất màu mỡ. Không chỉ có vùng thảo nguyên xanh với những đồi cỏ, đồi ngô xanh mướt, nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, còn phải kể đến những nông trại bò sữa có quy mô chẳng khác gì ở Hàn Quốc hay Australia cùng sự tận tụy của những người nông dân chăm chỉ.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững

Chung tay tìm giải pháp đưa ngành tôm phát triển hiệu quả, bền vững
(PLVN) - Ngày 20 - 22/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp với Cục Thủy sản, Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, Tạp chí Thủy sản Việt Nam... tổ chức Hội chợ Triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5/2024 (VietShrimp - Đồng hành cùng người nuôi tôm).

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau

Nâng cao hiệu quả vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau
(PLVN) - Xác định được lợi ích thiết thực mà loại hình nuôi tôm sinh thái mang lại, trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã chú trọng phát triển loại hình nuôi tôm sinh thái nhằm để tận dụng tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản.