Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 9/9, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và đã xác định 07 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Việc sửa đổi sẽ thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kiểm tra, giám sát; thúc đẩy đơn giản hoá thủ tục hành chính và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số; xoá bỏ cơ chế xin – cho; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác.

Đại diện Bộ Tài chính trình bày các nội dung chính của dự thảo Luật.

Đại diện Bộ Tài chính trình bày các nội dung chính của dự thảo Luật.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã tập trung trao đổi, thảo luận nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong 7 Luật. Về điều kiện để phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, đại diện Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết, dự thảo Luật đã bổ sung thêm 2 điều kiện là “có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh ngân hàng” và “ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng chào bán trái phiếu là nợ thứ cấp thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2”. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính tốt có thể thực hiện các khoản vay nợ tín chấp, phát hành trái phiếu không có bảo đảm. Việc có/không có bảo đảm thuộc về cấu trúc của trái phiếu và đều được phản ánh vào giá phát hành, được thị trường tự cân đối dựa trên cung – cầu.

Đại diện Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam góp ý.

Đại diện Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam góp ý.

Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo lược bỏ quy định về điều kiện trái phiếu phát hành ra công chúng phải có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán; bổ sung quy định, hướng dẫn về tổ chức được đóng vai trò là đại lý nhận, quản lý tài sản bảo đảm cho trái phiếu có tài sản bảo đảm và quy định cho phép các tổ chức tài chính quốc tế được tham gia bảo lãnh thanh toán.

Đồng thời đề nghị giữ nguyên quy định về thời gian hạn chế chuyển nhượng là 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán đối với cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền chào bán riêng lẻ như quy định hiện hành tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Chứng khoán 2019.

Còn đồng chí Phạm Văn Hùng, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã trao quyền phê duyệt việc quản lý, sử dụng tài sản công cho Bộ trưởng và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo thuận lợi hơn quy định hiện hành. Tuy nhiên, để tăng nguồn thu cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, có thể tăng tính tự chủ của các tổ chức này trong việc khai thác tài sản công bằng cách sửa đổi quy định pháp luật theo hướng giao lãnh đạo các tổ chức phê duyệt và chịu trách nhiệm đối với việc khai thác tài sản công theo hình thức cho thuê, liên doanh, liên kết.

Góp ý đối với Luật Chứng khoán, đồng chí cho rằng trái phiếu là một kênh quan trọng của doanh nghiệp, do đó việc sửa đổi quy định liên quan tới phát hành trái phiếu cần thận trọng, bảo đảm tính ổn định; tránh tình trạng thắt chặt trái phiếu riêng lẻ, gây ra đứt gãy nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Đại diện VCCI phát biểu.

Đại diện VCCI phát biểu.

Về việc yêu cầu các sàn thương mại điện tử kê khai thuế tại Luật Quản lý thuế, đồng chí bày tỏ quan ngại quy định này sẽ tạo ra sự không công bằng giữa các doanh nghiệp phải tuân thủ và doanh nghiệp không phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và có tác động lớn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Giảm bớt thủ tục hành chính, tránh tạo thêm gánh nặng

Ngoài ra, các thành viên Hội đồng thẩm định còn cho ý kiến về việc sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ ngân sách cấp trên trực tiếp, hỗ trợ các địa phương khác; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; cơ cấu đối tượng bắt buộc kiểm toán...

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh tới sự phù hợp của dự thảo Luật với Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 01/9/2024 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2024. Theo Thứ trưởng, vẫn còn một số nội dung chưa được quy định đầy đủ tại dự thảo Luật như việc hỗ trợ ngân sách giữa các địa phương trong nước hoặc sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương nước ngoài … Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát và thể chế hoá đầy đủ các nội dung theo Nghị quyết số 126/NQ-CP.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng kết luận cuộc họp thẩm định.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng kết luận cuộc họp thẩm định.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ một số nội dung của Luật Chứng khoán như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; cách thức, cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động chứng khoán… để minh bạch thông tin thị trường chứng khoán và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, cần đánh giá tác động của việc yêu cầu sàn giao dịch thương mại điện tử kê khai thay, nộp thuế thay cho cá nhân, hộ kinh doanh, tránh tạo gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kĩ các nội dung của dự thảo Luật, đặc biệt là các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán độc lập với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng…

Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, tính toán kỹ các thủ tục hành chính tại Luật Quản lý sử dụng tài sản công để tăng cường phân cấp, phân quyền, tránh phát sinh thêm chi phí cho Nhà nước; nghiên cứu cắt giảm chứng từ kế toán bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.