Thúc đẩy quyền và sự lựa chọn về sức khỏe sinh sản cho nhóm đối tượng trọng yếu

Bảo đảm các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được cung cấp kịp thời, toàn diện và phù hợp cho tất cả mọi người. (Nguồn: Q.V)
Bảo đảm các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được cung cấp kịp thời, toàn diện và phù hợp cho tất cả mọi người. (Nguồn: Q.V)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thúc đẩy quyền và sự lựa chọn về sức khỏe sinh sản, đặc biệt là việc tiếp cận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cho nhóm đối tượng trọng yếu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Khoảng trống trong kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 - 49 tuổi) là trên 25 triệu người và con số này dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, kéo theo nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng cao. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập dù đã ghi nhận nhiều cải thiện trong thời gian qua.

Kết quả điều tra các mục tiêu Phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020 - 2021 cho thấy: Tổng nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hoá gia đình không giảm mà tiếp tục tăng cao, từ 6,1% (năm 2014) lên 10,2% (năm 2021) ở nhóm phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc sống chung.

Đặc biệt, tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ có quan hệ tình dục, hiện chưa kết hôn hoặc không sống chung như vợ chồng lên tới 40,7%. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh con ở nhóm vị thành niên (từ 15 - 19 tuổi) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1.000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số.

Nhìn vào số liệu, có thể thấy, khoảng trống trong công tác kế hoạch hoá gia đình tại Việt Nam hiện đang tồn tại ở nhóm đối tượng trọng yếu là thanh niên, vị thành niên, phụ nữ tại các vùng nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số. Đây là những đối tượng vẫn còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách đầy đủ và chất lượng.

Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều yếu tố như định kiến xã hội, thiếu dịch vụ thân thiện với thanh niên, vị thành niên hoặc các dịch vụ nằm ở xa nơi ở và hoạt động ngoài giờ phù hợp… Những rào cản này khiến nhu cầu kế hoạch hoá gia đình, tiếp cận sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cho nhóm đối tượng trọng yếu chưa được đáp ứng.

Thúc đẩy quyền và sự lựa chọn cho mọi người

Trong bối cảnh trên, ngày 9/6/2025, Cục Dân số (Bộ Y tế) chủ trì phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo phổ biến Cam kết tham gia chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030. Đây cũng là dịp để Chính phủ Việt Nam, đại diện là Bộ Y tế chính thức công bố cam kết quốc gia về Kế hoạch hóa gia đình 2030 (FP2030), một phong trào toàn cầu nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Trong giai đoạn tới, chương trình kế hoạch hoá gia đình cần có nguồn lực tương xứng thông qua các cam kết, hợp tác cùng các tổ chức quốc tế để đáp ứng đủ nhu cầu kế hoạch hoá gia đình, duy trì được các lợi ích xã hội, sức khỏe của người dân.

Việc tham gia các thỏa thuận quốc tế, trong đó có FP2030 là một trong những hoạt động giúp Chính phủ Việt Nam hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến năm 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)”.

Theo đó, để triển khai có hiệu quả cam kết, Việt Nam sẽ triển khai toàn diện các mục tiêu, bao gồm: Giảm có thai ngoài ý muốn ở thanh niên, vị thành niên; Tăng cường chất lượng và tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại bao gồm các biện pháp lâm sàng và phi lâm sàng; Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình; Bảo đảm nguồn lực để cung ứng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có chất lượng.

Chia sẻ về dấu mốc này, ông Matt Jacksos - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng và tự nguyện là quyền con người cơ bản. Đây là nền tảng của bình đẳng giới, giảm nghèo và phát triển bền vững. Cam kết hôm nay cho thấy Việt Nam tiếp tục đi đầu trong việc đặt con người, đặc biệt là thanh niên, vào trọng tâm của phát triển quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu giảm đáng kể tỷ lệ tử vong mẹ và giảm nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình vào năm 2030”.

Kế hoạch hoá gia đình - một nội dung quan trọng của công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, với nhiều chính sách được điều chỉnh linh hoạt nhằm phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế trong nước cũng như trên thế giới. Một minh chứng rõ nét, Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra mục tiêu cụ thể: “Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn”.

Thời gian tới, với sự hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác phát triển, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương và địa phương để thực hiện lộ trình FP2030 nhằm bảo đảm các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được cung cấp kịp thời, toàn diện và phù hợp cho tất cả mọi người.

Đọc thêm

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.