Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Ảnh minh họa (Ảnh: Chinhphu.vn)
Ảnh minh họa (Ảnh: Chinhphu.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày mai (18/5) là Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam. Những năm qua, KH&CN Việt Nam đã có thành tựu đáng mừng. Chính vì thế, những xếp hạng quốc tế về KH&CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam không ngừng được cải thiện.

Năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46, tăng 2 bậc so với 2022. Trong 10 năm qua, tính từ 2013, thứ hạng của Việt Nam tăng 30 bậc, từ vị trí 76 lên 46. Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới coi là quốc gia đạt tiến bộ về ĐMST một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn, nhất là trong thế hệ trẻ. Đến nay, Việt Nam đã có 4 “kỳ lân” khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ (MoMo, Sky, Mavis, VNLIFE), xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Về thành tựu chung, phải ghi nhận rằng, lực lượng KH&CN Việt Nam đang tham gia tích cực và đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Chúng ta đang chứng kiến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động to lớn lên toàn bộ các hệ thống toàn cầu, tạo ra sự chuyển hóa toàn bộ các hệ thống: sản xuất, quản lý, phân phối, tiêu dùng... KH&CN và ĐMST là những yếu tố nền tảng của chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Do vậy, KH&CN và ĐMST đã và đang có nhiệm vụ đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.

Phải thẳng thắn thừa nhận KH&CN của đất nước vẫn còn một số hạn chế, bất cập; tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Lực lượng KH&CN đông nhưng chưa mạnh, nhiều vướng mắc từ thực tiễn vẫn chậm được giải quyết. Xin nêu một ví dụ, gần đây xảy ra việc thiếu cát cho các công trình xây dựng, nhưng làm sao để có thể sử dụng cát mặn (khai thác từ bờ biển) thì câu trả lời vẫn chưa hoàn hảo về mặt khoa học.

Trong các nguyên nhân làm cho KH&CN đất nước chậm phát triển, có nguyên nhân từ cơ chế, chính sách còn chưa phù hợp; kinh phí đầu tư hạn hẹp; cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN và ĐMST chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thị trường KH&CN phát triển còn chậm. Ở Việt Nam chưa có sàn giao dịch công nghệ hoạt động hiệu quả; kết nối cung - cầu về KH&CN; ĐMST còn hạn chế, chưa có tính đột phá. Để giải quyết được các “điểm nghẽn” trên, ngoài hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cần sửa đổi cho phù hợp, chúng ta đang rất cần nguồn lực đầu tư, nhân lực chất lượng cao và biết lựa chọn công nghệ phù hợp để chuyển giao, ứng dụng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lợi thế để đón đầu sự phát triển công nghệ cao

Các đại biểu tại phiên thảo luận chuyên đề “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Với quyết tâm chính trị cao, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động có chất lượng, có quan hệ tốt với các nước…, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ cao.

Làm gì để không bị gián đoạn liên lạc trước thời điểm tắt sóng 2G?

Làm gì để không bị gián đoạn liên lạc trước thời điểm tắt sóng 2G?
(PLVN) - Theo lộ trình tắt sóng 2G của Bộ TT&TT, ngày 16/9 tới đây, các nhà mạng trong nước sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G, đồng nghĩa với việc người dùng các điện thoại chỉ hỗ trợ mạng 2G sẽ không thể đăng nhập mạng dẫn đến gián đoạn liên lạc nếu không nâng cấp điện thoại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết chính xác điện thoại của mình đã đáp ứng quy định mới hay chưa.

Phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số 2024

Lễ phát động Cuộc thi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 28/8, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Mạng lưới các cơ sở đào tạo thương mại điện tử (VECOMNET) với sự hỗ trợ của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tổ chức buổi Lễ phát động Cuộc thi Sinh viên kinh doanh số 2024 (Digital Business Contest).

Hệ sinh thái VNPT Cloud: Hướng tới tương lai kết nối toàn diện

Hơn 500 kỹ sư chuyên môn cao của VNPT sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
(PLVN) - Trong bối cảnh điện toán đám mây đang dần trở thành nền tảng không thể thiếu cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, Tập đoàn VNPT ra mắt VNPT Cloud - Hệ sinh thái Điện toán đám mây toàn diện, mang đến giải pháp công nghệ tiên tiến, an toàn và hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp bứt phá và phát triển mạnh mẽ.

"Chim bạc" năng lượng mặt trời có khả năng phát sóng Internet

Sceye HAPS đang rời khỏi nhà chứa máy bay (Ảnh: New Atlas)
(PLVN) - Sceye, một công ty hàng không vũ trụ có trụ sở tại Roswell, New Mexico, Mỹ, đã giới thiệu Sceye HAPS (High-Altitude Platform Station), một "chim bạc" khổng lồ dài 65 mét, chứa đầy khí heli và được thiết kế để cất cánh thẳng đứng, sau đó bay lên độ cao từ 18.288 đến 19.812 mét.

VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh

VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (telco) đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi xanh. Trong xu thế đó, cùng với lộ trình chuyển đổi từ một telco sang techco, Tập đoàn VNPT cũng đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội và đất nước.

Doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển từ xu hướng IoT 2024

Dựa trên IoT Platform, VNPT đã xây dựng nhiều giải pháp IoT tiên tiến
(PLVN) - Năm 2024 là năm đột phá của công nghệ Internet of Things (IoT) với sự kết hợp mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 5G và học máy (Machine Learning). Các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng này để tận dụng cơ hội phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh.