Thúc đẩy phát triển KT-XH: Tập trung tháo gỡ 'điểm nghẽn' về giải ngân vốn đầu tư công

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu.
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại tổ ngày 22/10, các đại biểu Quốc hội đã tập trung phân tích những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022; từ đó rút kinh nghiệm trong triển khai thực hiện thời gian tới.

Quyết liệt xây dựng thể chế

Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội (QH) đều nhất trí cho rằng, trong thời gian qua, kinh tế - xã hội (KT-XH) nước ta đã phục hồi mạnh mẽ với nhiều điểm sáng: GDP chín tháng của năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ, quý III tăng 13,67%: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI chín tháng tăng 2,73%; lạm phát cơ bản tăng 1,88%. Các cân đối lớn được bảo đảm; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định. Năm 2022 nước ta dự kiến hoàn thành và vượt 14/15 chỉ tiêu về KT-XH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ đạt khoảng 8%, trong khi kế hoạch đề ra là 6% - 6,5%.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) đánh giá, trước ảnh hưởng của tình hình thế giới, Việt Nam đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những tồn tại nhất định. Vì vậy, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong việc điều hành nền kinh tế vĩ mô trong thời gian tới; đảm bảo được thể chế minh bạch, hiệu quả, có cơ chế kiểm tra, giám sát để người dân và doanh nghiệp yên tâm giao dịch mua bán trái phiếu trên thị trường.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, năm 2022 chúng ta đã rất nỗ lực và thực hiện rất thành công ba đột phá chiến lược. Trong ba đột phá chiến lược này, chúng ta tập trung ưu tiên rất rõ, rất cụ thể, rất quyết liệt cho việc xây dựng hệ thống thể chế. Theo đó, QH đã rất nỗ lực, tập trung cao cho việc xây dựng các văn bản pháp luật, có những hội nghị chuyên đề dành riêng cho việc xây dựng thể chế. Chính phủ cũng rất nỗ lực, quyết tâm để tập trung cho việc xây dựng thể chế, đặc biệt là hệ thống nghị định. Chỉ riêng chín tháng đầu năm, chúng ta đã hoàn thành được 75 nghị định và rất nhiều nghị quyết, thông tư của các bộ, ngành để cố gắng tháo gỡ khó khăn, rào cản, phục vụ cho thúc đẩy phát triển và khôi phục nền kinh tế.

Chỉ ra một số tồn tại, Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà cho rằng vẫn còn “điểm nghẽn” về giải ngân vốn đầu tư công khi chín tháng mới đạt trên 41,%. Đây là “điểm nghẽn” không những cho sự thúc đẩy phát triển trước mắt, lâu dài mà cũng là “điểm nghẽn” trong tăng trưởng kinh tế…

Đồng quan điểm, Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) nhấn mạnh, dù đã áp dụng nhiều biện pháp, nhất là với các công trình quốc gia nhưng nhiều dự án không hoàn thành đúng tiến độ.

“Việc chậm trễ giải ngân nguồn vốn vay như vậy là không hợp lý. Năm nào chúng ta cũng nói đầu tư công là “điểm nghẽn” nhưng năm nay nghẽn chỗ nào, nghẽn ở đâu, nghẽn ở Trung ương, nghẽn ở địa phương, nghẽn ở những công trình, dự án nào? Chính phủ chỉ đạo như thế nào trong thời gian tới? Đề nghị Chính phủ báo cáo nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân”, Đại biểu đặt vấn đề.

Sớm có giải pháp giải quyết tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc

Tại phiên họp, một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) xin thôi việc, nghỉ việc.

Đại biểu Siu Hương (đoàn Gia Lai) cho biết, riêng với tỉnh Gia Lai, đến tháng 6/2022, đã có gần 400 CB,CC,VC xin nghỉ việc. Trong đó, ngành Giáo dục có 125 VC và ngành Y tế có 115 VC xin nghỉ việc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không chỉ do chính sách tiền lương, phụ cấp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của CC,VC mà còn là do cơ hội thăng tiến đối với họ hầu như không có, môi trường làm việc không phát huy được năng lực của người có trình độ cao và áp lực công việc nặng nề…

Nêu thực trạng này, Đại biểu Siu Hương đề nghị các địa phương, bộ, ngành có nhiều CC,VC xem xét, đánh giá lại các nguyên nhân để kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục.

Đại biểu Siu Hương (đoàn Gia Lai) phát biểu.

Đại biểu Siu Hương (đoàn Gia Lai) phát biểu.

Chung băn khoăn, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng, trong một thời gian ngắn, việc CC,VC nghỉ việc, chuyển dịch lao động từ khu vực công lập sang tư nhân với số lượng lớn, ồ ạt và chưa có dấu hiệu dừng lại là sự bất thường. Đề nghị Chính phủ, đặc biệt là Bộ Y tế, Bộ Giáo dục làm rõ những nguyên nhân của tình trạng này vì khi đánh giá đúng, đủ nguyên nhân thì mới có giải pháp đúng, trúng và căn cơ, chiến lược để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.

Thông tin về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong hai năm rưỡi qua, số người xin thôi việc trong lĩnh vực giáo dục có hơn 16.400 người, còn lĩnh vực y tế có gần 12.200 người, chủ yếu ở địa bàn có điều kiện KT-XH phát triển cũng như có số lượng các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn (như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ...)

Đánh giá về nguyên nhân, bà Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, thứ nhất là do yếu tố khách quan, tác động của đại dịch COVID-19. Lực lượng CC,VC, nhất là VC, chịu áp lực rất lớn về công việc. Đặc biệt là với các nhân viên y tế, bối cảnh làm việc cực kỳ nguy hiểm, vô cùng rủi ro trong khi đời sống, chế độ hỗ trợ chưa đáp ứng được mong muốn. Còn với nhân viên của ngành Giáo dục, trước đây, họ lên lớp giảng dạy theo phương thức truyền thống nhưng trong đại dịch COVID-19 đã thay đổi rất nhiều cách thức, phương thức làm việc nên áp lực rất nặng nề.

Sau khi đại dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các dịch vụ liên quan đến giáo dục và y tế phát triển rất tốt, thu hút một lượng lớn người lao động tham gia khu vực tư bởi họ có chế độ ưu đãi tốt hơn so với khu vực công.

Về giải pháp, theo Đại biểu Phạm Thị Thanh Trà, đầu tiên, cần phải tập trung nâng cao đời sống của CB,CC,VC, trong đó có việc điều chỉnh mức lương cơ sở để giảm bớt khó khăn cho đội ngũ CB,CC,VC. Thứ hai, cần xem xét lại tổng thể, toàn diện, khách quan, công tâm về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý CB,CC,VC để có ứng xử, thay đổi một cách toàn diện, đặc biệt là tuyển dụng đối với hệ thống VC đang thực hiện các dịch vụ công ích trong điều kiện cơ chế thị trường.

Giải pháp thứ ba: Cần xây dựng môi trường, văn hóa làm việc để CB,CC,VC cảm thấy yên tâm làm việc trong môi trường chính trị, văn hóa, xã hội thật tốt.

Đọc thêm

Cuba cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ của Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có cuộc gặp làm việc với đồng chí Bruno Rodriguez, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba - Ảnh: VGP/Hải Minh
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của Việt Nam đối với Cuba trong tình hình hiện nay thông qua các đợt viện trợ gạo và cung ứng ổn định gạo cho Cuba, giúp Cuba phát triển sản xuất lương thực và thuỷ sản, ủng hộ Cuba tại các diễn đàn quốc tế.

UBTVQH đề nghị tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.