Thúc đẩy khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân da cam tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ông John McAuliff, một người bạn lâu năm, thân thiết của Việt Nam. Ảnh VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ông John McAuliff, một người bạn lâu năm, thân thiết của Việt Nam. Ảnh VGP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 15/5, theo giờ địa phương, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp ông John McAuliff, một người bạn lâu năm, thân thiết của Việt Nam và đại diện những người bạn Mỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, một trong những mục tiêu của chuyến công tác tới Mỹ là góp phần thúc đẩy khắc phục hậu quả chiến tranh. Thời gian qua, trên tinh thần "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai", Việt Nam và Mỹ đã tiếp tục thúc đẩy các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn để hàn gắn vết thương chiến tranh.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn khoảng 3 triệu người chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam và những thế hệ tiếp theo vẫn có thể tiếp tục bị tác động. Khoảng 3 triệu ha đất nhiễm chất độc chưa được tẩy độc, trong đó có nhiều cơ sở quan trọng như sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Việt Nam cũng còn khoảng 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt. Bom mìn còn sót lại ở nhiều nơi trên khắp cả nước, ảnh hưởng tới đời sống người dân và các hoạt động kinh tế, xã hội.

Thủ tướng bày tỏ cảm ơn ông John McAuliff và những người bạn về những nỗ lực của ông đối với hoạt động ngoại giao nhân dân của Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua, đóng góp cho những vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam; đặc biệt đã dành nhiều tình cảm, nhiệt huyết, thời gian để hỗ trợ những nạn nhân của chất độc da cam. Khi quan hệ hai nước được bình thường hóa, đây là hành động thiết thực góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh.

Tại buổi tiếp, ông John McAuliff và những người bạn đã trao đổi về một số hoạt động trong thời gian qua, cũng như một số hoạt động dự kiến trong thời gian tới nhằm kết nối, tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mỹ, khắc phục hậu quả chiến tranh.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã gặp một số người bạn thân thiết với Việt Nam, đã có đóng góp tích cực, luôn ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh cũng như thời kỳ xây dựng đất nước ngày nay.

Tham dự cuộc gặp có bà Merle Ratner và một số đồng sự, là người đồng sáng lập và điều phối viên trong tổ chức vận động cứu trợ và trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam; ông Jay Johnson, người từng tham gia nhóm quân nhân Mỹ đầu tiên chống lệnh điều động tới chiến trường Việt Nam và bị phạt tù 28 tháng; bà Susan Schnall, từng là y tá Hải quân Mỹ cùng chồng dùng máy bay rải truyền đơn kêu gọi binh lính chống lệnh điều động tới Việt Nam; một số thành viên tích cực của các phong trào cánh tả Mỹ…

Phát biểu tại đây, gửi lời cảm ơn và lời chúc mừng tốt đẹp tới những người bạn Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian chia sẻ về định hướng phát triển của Việt Nam.

Thủ tướng nhắc lại lịch sử mối quan hệ có nhiều thăng trầm và đột phá giữa Việt Nam và Mỹ. Việt Nam và Mỹ đã vượt qua được những khác biệt và đạt được những nguyên tắc nền tảng cho quan hệ hai nước, như đã được khẳng định trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Mỹ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Mỹ vào năm 2015, trong đó nhấn mạnh tôn trọng "thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau". Việt Nam đánh giá cao trong những năm qua Mỹ luôn ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng.

Thông tin về tình hình Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng cho biết Việt Nam, sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Việt Nam đã thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, duy trì tăng trưởng năm 2021 và tiếp tục tăng trưởng trên 5% trong quý I năm 2022, giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tích cực triển khai các giải pháp để thị trường vốn phát triển lành mạnh, bền vững. Trong dịch bệnh, Việt Nam đã dành khoảng 14 tỷ USD để bảo đảm an sinh xã hội cho khoảng 50 triệu người.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng tri ân những người bạn Mỹ đã phản đối chiến tranh tại Việt Nam, vận động Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ năm 2000, thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển, đóng góp vào sự phát triển của đất nước Việt Nam, tích cực hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam…

Dành thời gian giải đáp câu hỏi của các đại biểu dự cuộc gặp, Thủ tướng mong muốn những người bạn của Việt Nam tiếp tục phát huy những việc đã làm được, đóng góp vào quan hệ tốt đẹp Việt Nam – Mỹ theo nền tảng, định hướng chung đã được hai nước xác định, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.