Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp nhằm đảm bảo quyền lợi người dân vùng biên Việt - Lào

Đại biểu hai nước chụp ảnh lưu niệm.
Đại biểu hai nước chụp ảnh lưu niệm.
(PLO) - Ngày 3/7, Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ tư với chủ đề “Đẩy mạnh hợp tác tư pháp địa phương Việt Nam – Lào nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân vùng biên” đã được tổ chức tại thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Đồng chí Xay-xỉ Xẳn-ti-vông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước CHDCND Lào và đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các đại biểu đến từ các Sở Tư pháp và các cơ quan thi hành án của hai nước. Về phía Việt Nam có 35 người, phía Lào có 36 người tham gia. Đồng chí Nguyễn Duy Quận, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại nước CHDCND Lào thay mặt cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Lào đến dự Hội nghị. Đặc biệt, về phía Lào còn có sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, TANDTC và VKSNDTC.

Hoàn thiện hơn cơ chế phối hợp linh hoạt, kịp thời và thực chất 

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long nhấn mạnh mục đích của Hội nghị lần này nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 3 đã được tổ chức tại Thanh Hóa, Việt Nam vào năm 2016. Từ đó tiếp tục đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế phối hợp linh hoạt, kịp thời và thực chất hơn giữa Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp của hai nước để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người dân vùng biên trên các lĩnh vực: quốc tịch, hộ tịch, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tương trợ tư pháp, thi hành án dân sự (THADS)... trên tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. 

Đồng tình với Bộ trưởng Lê Thành Long, Bộ trưởng Xay-xỉ Xẳn-ti-vông nhấn mạnh thêm hai Bên cần tích cực nghiên cứu, thảo luận rộng rãi, sâu sắc nhằm tìm ra các biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực nêu trên nhằm thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong tổng thể quan hệ hợp tác toàn diện đặc biệt giữa hai dân tộc anh em.

Trong 1 ngày làm việc, Hội nghị đã nghe tổng cộng 10 tham luận và gần 20 ý kiến phát biểu của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp hai nước và Giám đốc Sở Tư pháp, lãnh đạo cơ quan Cục THADS cấp tỉnh. Trên tinh thần chân tình, hữu nghị, hai Bên nhất trí đánh giá cao sự nỗ lực, tích cực của Bộ Tư pháp Việt Nam và Lào, các Sở Tư pháp và cơ quan THADS hai nước trong việc triển khai các hoạt động hợp tác, phối hợp giải quyết nhiều nhiệm vụ công tác tư pháp ở địa phương. Đặc biệt, Hội nghị đánh giá cao việc triển khai thực hiện Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp quốc gia Lào từ nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ tư pháp của Lào.

Hội nghị cũng nhất trí đánh giá, kể từ sau Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ ba, công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, giải quyết các vấn đề quốc tịch tại các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào theo Thỏa thuận đã ký giữa hai Chính phủ đã ngày càng được tăng cường và bước đầu đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Với sự chỉ đạo của hai Bộ Tư pháp, cấp ủy và chính quyền địa phương, các cơ quan tư pháp các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào đã và đang tích cực phối hợp thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận giữa Chính phủ 2 nước về di cư tự do và kết hôn không giá thú của người dân ở vùng biên giới hai nước. Hai Bên cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện công tác THADS theo quy định của Hiệp định Tương trợ tư pháp giữa 2 nước.

Ký thỏa thuận hợp tác giữa 04 cặp Sở Tư pháp địa phương

Về  phương hướng hoạt động trong thời gian tới, hai Bên đã thống nhất một số vấn đề. Cụ thể, về vấn đề quốc tịch và hộ tịch của người dân khu vực biên giới Việt - Lào, đề nghị Bộ Tư pháp hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan để tư pháp địa phương thực hiện có hiệu quả Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về di cư tự do và kết hôn không giá thú của người dân ở vùng biên giới hai nước, bảo đảm giải quyết trong thời gian gia hạn việc nhập quốc tịch cho những người có đủ điều kiện theo Thỏa thuận; phòng, chống, ngăn chặn tái di cư và di cư tự do mới, góp phần ổn định dân cư, nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới trong tình hình mới…

Về hợp tác tương trợ tư pháp, đề nghị Bộ Tư pháp hai nước phối hợp đề xuất lộ trình sửa đổi Hiệp định Tương trợ tư pháp để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn. Cơ quan THADS tại 10 cặp tỉnh giáp biên thực hiện hiệu quả hơn công tác tương trợ tư pháp trong  THADS theo đúng quy định của Hiệp định… Bộ Tư pháp hai nước cần phối hợp với nhau tốt hơn trong các hoạt động hợp tác về tương trợ tư pháp đa phương và khu vực, trong đó có việc phối hợp triển khai thực hiện Sáng kiến của Việt Nam về tăng cường tương trợ tư pháp về dân sự trong ASEAN. 

Về tăng cường hiểu biết của người dân đối với pháp luật của hai nước, các Sở Tư pháp tại các tỉnh giáp biên, theo quy định của pháp luật mỗi nước, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý để người dân hiểu được pháp luật của hai nước, từ đó tự giác tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật. Về hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam và Lào, hai Bộ cần xây dựng và triển khai có hiệu quả, thiết thực Chương trình hợp tác hàng năm giữa hai Bộ Tư pháp phù hợp với Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2015-2020…

Kết thúc Hội nghị, hai Bộ trưởng đã chứng kiến Lễ ký 4 thỏa thuận hợp tác giữa 4 cặp Sở Tư pháp địa phương, bao gồm: Sơn La – Bô Kẹo; Hải Dương – Viêng Chăn; Hải Phòng – Viêng Chăn; Kon Tum - Ắt Ta Pư.

Sau 1 ngày làm việc hiệu quả, Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ tư đã đạt được toàn bộ các mục tiêu đề ra. Trong thời gian tới, Bộ, ngành Tư pháp hai nước cần tập trung hết sức để thực hiện một cách có hiệu quả, thực chất, thiết thực toàn bộ các điểm mà hai Bên đã thống nhất tại Hội nghị, nhất là tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại về quốc tịch, hộ tịch, THADS và tương trợ tư pháp giữa hai nước, góp phần vun đắp không ngừng tình hữu nghị anh em đặc biệt Việt - Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Tin cùng chuyên mục

Hiện trường vụ cháy.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.