Thúc đẩy hơn nữa quyền tiếp cận giáo dục của các nhóm yếu thế

Quang cảnh Hội thảo tại điểm cầu trực tiếp.
Quang cảnh Hội thảo tại điểm cầu trực tiếp.
(PLVN) - Quá trình hội nhập, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4... đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quyền tiếp cận giáo dục của các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội

Hôm nay (11/3), phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNPD), Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Báo cáo Rà soát, đánh giá chính sách và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người dân tộc thiểu số và miền núi (DTTSMN), quyền tiếp cận giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của người khuyết tật (NKT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Nhiều thách thức trong thực thi quyền tiếp cận giáo dục

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy cho biết: Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy, đầu tư nâng cao hiệu quả và khuyến khích triển khai các chương trình, giải pháp nhằm thúc đẩy quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN, quyền tiếp cận GDNN của NKT.

Cục trưởng Hồ Quang Huy phát biểu khai mạc Hội thảo.

Cục trưởng Hồ Quang Huy phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hệ thống pháp luật đã dần được hoàn thiện trên nền tảng những nguyên tắc quan trọng của Hiến pháp năm 2013 và tới đây trên cơ sở báo cáo của Nhóm nghiên cứu sẽ cung cấp bức tranh tương đối đầy đủ về hệ thống các chính sách pháp luật liên quan. Tuy nhiên, quá trình hội nhập và những thách thức trong quá trình triển khai sâu rộng các hoạt động phát triển kinh tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN, quyền tiếp cận GDNN của NKT – là các nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.

Cục trưởng Hồ Quang Huy hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo Báo cáo rà soát, đánh giá chính sách pháp luật có liên quan đến các đối tượng này. Trên cơ sở đó, Cục Kiểm tra VBQPPL sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, chuyên gia trong nước, hoàn thiện nội dung Báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.

Đại biểu là NKT tham gia góp ý tại Hội thảo.

Đại biểu là NKT tham gia góp ý tại Hội thảo.

Bà Diana Torres - Trợ lý Đại diện thường trú, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia của UNDP nhấn mạnh, quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em được quy định tại Công ước về quyền trẻ em và quyền tiếp cận GDNN của NKT được quy định trong Công ước về quyền của NKT. Đây là 2 Công ước mà Việt Nam là thành viên.

Cùng với những nỗ lực to lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, quyền tiếp cận giáo dục của những nhóm yếu thế trên đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật từ Luật đến các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại và thách thức trong việc bảo đảm quyền này do còn các tồn tại trong văn bản pháp luật, chính sách chung, trong triển khai pháp luật chưa đồng bộ, thiếu giám sát thường xuyên.

Rà soát gần 100 văn bản có liên quan

Đại diện Nhóm chuyên gia nghiên cứu trình bày dự thảo Báo cáo, TS Trần Văn Đạt, Q.Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Trong những năm qua, việc ghi nhận và thực hiện quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN, quyền tiếp cận GDNN của NKT đã đạt được nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật ghi nhận quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN, quyền tiếp cận GDNN của NKT hiện đã được xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kỷ nguyên số, khi cơ hội làm việc truyền thống dần mất đi, cơ hội học tập, việc làm ngày càng trở nên hạn hẹp đối với trẻ em người DTTSMN, NKT. Việc đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN, quyền tiếp cận GDNN của NKT còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, các chính sách đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng trên còn tồn tại những bất cập, hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN, quyền tiếp cận GDNN của NKT là hết sức cần thiết.

TS Trần Văn Đạt trình bày dự thảo Báo cáo của Nhóm chuyên gia nghiên cứu.

TS Trần Văn Đạt trình bày dự thảo Báo cáo của Nhóm chuyên gia nghiên cứu.

Qua rà soát, riêng các văn bản liên quan đến quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN có khoảng 50 văn bản từ Luật đến Quyết định của Bộ trưởng. Trong tổ chức thực hiện, thời gian qua, Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú với tổng mức vốn gần 642 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho hàng trăm nghìn lượt trẻ em dân tộc thiểu số; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh kết quả đạt được, hệ thống chính sách giáo dục cho trẻ em DTTSMN còn tồn tại một số hạn chế như chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo còn thấp, chưa phù hợp thực tiễn; chưa có quy định phù hợp trong trường hợp học sinh phải “tạm dừng đến trường học nhưng không dừng học” do thiên tai, dịch bệnh…

Việc thực thi và giám sát thực thi chính sách liên quan đến quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN chưa thực sự hiệu quả. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi ở một số địa phương còn hạn chế, sự quan tâm chưa thỏa đáng.

Còn liên quan đến quyền tiếp cận GDNN của NKT, nhóm nghiên cứu đã rà soát 46 văn bản quy phạm pháp luật, cho thấy có nhiều chính sách đã được ban hành khá đầy đủ, toàn diện: Chính sách về ưu tiên nhập học, tuyển sinh; miễn giảm một số môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục; chính sách hỗ trợ việc làm cho NKT…

Các đại biểu dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến.

Các đại biểu dự Hội thảo theo hình thức trực tuyến.

Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn triển khai Luật GDNN mới ra đời đã bị sửa đổi, bổ sung và thay thế làm cho công tác phổ biến và thực hiện còn nhiều lúng túng. Những chính sách liên quan đến dạy nghề cho NKT vẫn còn một số điểm chung chung dẫn đến khó triển khai trong thực tiễn. Cơ chế giám sát thực thi các chính sách liên quan đến quyền tiếp cận GDNN của NKT chưa phát huy được vai trò và hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với công tác này. Việc phân bố cơ sở GDNN nói chung còn chưa đồng đều…

Để quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em người DTTSMN, quyền tiếp cận GDNN của NKT, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Quan tâm, chú trọng hơn nữa việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của người DTTS trong cơ sở giáo dục. Chính phủ cần tiếp tục ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách đối với các vùng DTTSMN.

Bên cạnh đó, rà soát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Luật NKT năm 2010; sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật GDNN và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong hoạt động GDNN theo hướng quy định điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở GDNN cho NKT được hưởng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để đảm bảo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tăng cường giám sát thực thi luật pháp, chính sách và tăng cường sự tham gia của NKT trong ban hành các quyết định và hoạt động giám sát…

Đánh giá cao các kết quả nghiên cứu và góp ý vào dự thảo Báo cáo, TS Lê Lan Chi đề nghị cần thông tin có bao nhiêu văn bản được rà soát có nội dung mâu thuẫn chồng chéo, có bao nhiêu văn bản có nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Riêng việc rà soát theo tiêu chí là tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cần xác định được có quan hệ xã hội nào trong lĩnh vực rà soát nên được điều chỉnh mà hiện tại chưa có quy định điều chỉnh (khoảng trống pháp luât)… để từ đó có cơ sở đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật và khuyến nghị hoàn thiện.

TS Nguyễn Thị Lan thì mong muốn nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế đối với các vấn đề mà dự thảo Báo cáo đề cập để các khuyến nghị trong dự thảo Báo cáo được toàn diện, bắt kịp xu hướng của thế giới. Chẳng hạn, dự thảo Báo cáo có khuyến nghị hoàn thiện xây dựng Luật NKT thay thế Luật hiện hành, trong đó nghiên cứu ban hành quy định về tỷ lệ bắt buộc của NKT làm việc trong các cơ quan nhà nước; tỷ lệ bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng lao động là NKT thì có thể tham khảo kinh nghiệm trong hệ thống pháp luật về NKT của Nhật Bản.

Đọc thêm

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.