Thúc đẩy Dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh: Cần cơ chế thông thoáng, sự quyết đoán của địa phương

Các đại biểu dự Hội thảo tham quan Triển lãm quy hoạch tuyến đường Vành đai 3.
Các đại biểu dự Hội thảo tham quan Triển lãm quy hoạch tuyến đường Vành đai 3.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Thúc đẩy Dự án Vành đai 3 - Động lực mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, diễn ra chiều 2/12.

Quan trọng nhất là cơ chế để giải phóng mặt bằng

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh thông tin, Dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh (Dự án Vành đai 3) có tổng chiều dài khoảng 76,34km; đi qua địa phận TP Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An; được chia thành 8 dự án thành phần vận hành độc lập. Dự án có tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án là từ năm 2022 đến 2027. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án, ngày 26/9/2022, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TU để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện dự án trên địa bàn TP. Hiện nay, UBND TP Hồ Chí Minh đang chỉ đạo triển khai 2 dự án thành phần 1 và thành phần 2 trên địa bàn TP theo kế hoạch để kịp khởi công dự án vào tháng 6/2023.

Khẳng định Dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, tạo không gian và động lực phát triển kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường cũng nêu rõ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội không chỉ các tỉnh có dự án đi qua mà còn cho Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Tham luận tại Hội thảo, nhấn mạnh về khía cạnh thể chế, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, để dự án được triển khai và hoàn thành đúng tiến độ, ngoài việc bảo đảm nguồn lực tài chính và năng lực kỹ thuật, một cơ chế thông thoáng là không thể thiếu. Theo đó, ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, trước hết và quan trọng nhất là cơ chế để giải phóng mặt bằng. “Dù Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội đã cho phép người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu… các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chỉ định thầu cho ai, mức giá đền bù thế nào, hỗ trợ tái định cư cần ra sao vẫn là những vấn đề phải mất nhiều công sức mới có thể giải quyết được”, ông Dũng chỉ rõ.

Ông Dũng cũng phân tích, Dự án Vành đai 3 chia thành 8 dự án thành phần, mỗi dự án thành phần đều phải trải qua trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định đầu tư như đối với dự án đầu tư công nhóm A. “Khi Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án thì nên chăng cần tiến hành các thủ tục tiếp theo cho cả dự án này? Trong đó, chủ đầu tư là TP Hồ Chí Minh, sau đó TP Hồ Chí Minh sẽ ký hợp đồng với các địa phương khác để triển khai các phần việc cấu thành của dự án. Làm theo cách này sẽ không chỉ tiết kiệm được thời gian, mà còn bảo đảm được sự nhất quán của các chuẩn mực và quy trình kỹ thuật. Ngoài ra, phần đường vành đai đi qua địa phương nào vẫn do địa phương đó đảm nhận”, ông Dũng kiến nghị.

Lấy kết quả làm thước đo

Vẫn theo ông Dũng, với Dự án Vành đai 3, quan trọng “nhạc trưởng” phải là vai trò của TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh phải là đầu mối thúc đẩy và phải hoàn thành theo đúng tiến độ đã lập ra. Bên cạnh đó, về thể chế, cần sự quyết đoán rất lớn của địa phương. Bởi, khi triển khai cụ thể sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, mà nếu không quyết đoán sẽ không thể làm nhanh và làm đúng tiến độ được.

Đồng quan điểm về vai trò của các địa phương, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright dẫn kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, cơ chế, chính sách như phân cấp, phân quyền và khả năng hợp tác các tỉnh trong vùng để triển khai dự án về cơ bản là thuận lợi. Năng lực doanh nghiệp của chúng ta cũng không thua kém. “Theo tôi, thách thức thực thi tại thời điểm này là vai trò của người lãnh đạo. Áp lực của xã hội, doanh nghiệp đặt lên từng nhà lãnh đạo của 4 tỉnh trong thực thi. Tôi thích nhất ở diễn đàn này là khẳng định một trong những KPI quan trọng nhất của lãnh đạo các tỉnh trong vùng ở nhiệm kỳ này là có làm được đường Vành đai 3 hay không”, ông Thành nói và bày tỏ tin tưởng rằng, nếu có áp lực thì thực thi sẽ được cải thiện. Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Thành cũng kiến nghị, trong quá trình triển khai Dự án Vành đai 3, những cơ chế đã chứng minh là đúng, phát huy tác dụng cần được chính thức hóa để áp dụng trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng và cho cả nước.

Phân tích về vấn đề áp giá bồi thường, ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, trên thực tế, chúng ta đang chủ yếu căn cứ vào loại đất để đề ra mức giá bồi thường. “Đất nông nghiệp, đất rừng sẽ được đền bù thấp hơn rất nhiều so với đất thổ cư. Với mức đề bù như vậy, người dân sẽ rất thiệt thòi. Và đây cũng là lý do dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Nên chăng, lần này, bên cạnh loại đất, vị trí đất cũng cần được xem xét để xác định giá đền bù cho dân? Nếu cơ chế này được giải quyết, sự đồng tình của người dân với chủ trương thu hồi đất chắc chắn sẽ cao hơn”, ông Dũng đặt vấn đề. Cùng với đó, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đề xuất cho phép các địa phương được điều chỉnh quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho việc tái định cư tại chỗ để giải phóng mặt bằng cho dự án, trừ những trường hợp vì lý do bất khả kháng.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Đọc thêm

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...