Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường tín chỉ carbon

Sử dụng hệ thống phát điện nhiệt dư cũng là cách để giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: tietkiemangluong.com.vn)
Sử dụng hệ thống phát điện nhiệt dư cũng là cách để giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: tietkiemangluong.com.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thị trường tín chỉ carbon đã được đề cập đến từ năm 2018 nhưng đến nay mới đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp do những yêu cầu từ các quốc gia phát triển.

Doanh nghiệp đã nhận thức được phải giảm phát thải

PGS.TS Lương Đức Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, trong 5 năm gần đây, mỗi năm ngành xi măng phát thải trung bình khoảng từ 62 - 70 triệu tấn CO2, trong đó, khâu sản xuất clinke là phát thải nhiều nhất, chiếm đến hơn 90% tổng lượng carbon phát thải ra trên một tấn xi măng. Hiện nay Việt Nam có hơn 60 nhà máy sản xuất xi măng trong toàn quốc và các doanh nghiệp (DN) xi măng đều đã nắm được việc phải giảm phát thải CO2 và từ năm 2026 Nhà nước sẽ chính thức giao hạn mức phát thải carbon cho từng nhà máy xi măng.

“Đến thời điểm này DN đã nhận thức được vấn đề và cũng đã có sự chuẩn bị khác nhau để đón nhận những quy định mới của Chính phủ cũng như các giải pháp để có thể giảm thiểu được lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất của mình” - ông Long khẳng định.

Ông Nguyễn Võ Trường An - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN thông tin, thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam thực tế đã được khởi động và khởi đầu từ những năm 2018. Tuy nhiên, thời điểm ấy các dự án tập trung chủ yếu từ những dự án về năng lượng tái tạo, thủy điện và một số các dự án cộng đồng với số lượng tín chỉ cũng không quá nhiều so với các nước trên thế giới. Nhưng hiện nay, tín chỉ carbon, thị trường carbon và những chủ đề có liên quan bắt đầu “nóng” lên trong xã hội và trong cộng đồng thì các DN đã bắt đầu tìm hiểu và tập trung nhiều hơn trong thời gian gần đây.

“Đây là một tín hiệu khá đáng mừng khi cùng với cam kết Net Zero của Chính phủ thì một số DN, đặc biệt là những DN lớn, các tập đoàn lớn và các DN đầu tư nước ngoài đã có những chú trọng vào việc phát triển các chiến lược xanh của nội tại DN và tạo nên một xu thế mà chúng ta hay gọi là chuyển đổi xanh trong cộng đồng các DN. Điều này tạo nên một mô hình lan tỏa rất tốt để chúng ta có thể khởi động cho một tương lai, một thị trường tín chỉ carbon mạnh trong khu vực và trên thế giới” - ông An nói.

Tuy nhiên, ông An khẳng định, hiện tại DN Việt đang thiếu rất nhiều yếu tố khi tham gia thị trường này, kể cả thị trường hạn ngạch, thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện. Đây thực sự là một thử thách không nhỏ đối với DN Việt Nam trong cuộc chơi toàn cầu, “cuộc chơi mà chúng ta chỉ có thể làm theo, chứ không được quyền từ chối không tham gia vào thị trường này” - ông An khẳng định.

Cần áp chế tài cho doanh nghiệp vượt quá mức phát thải

PGS.TS Lương Đức Long cho rằng, hiểu một cách đơn giản nhất là khi giảm được chi phí nhiên liệu thì chúng ta có thể giảm được phát thải. Hoặc sử dụng nhiên liệu thay thế như nhiên liệu biomass, bởi theo quy định hiện nay nếu dùng biomass sẽ được tính suất phát thải bằng 0. “Do đó, nếu chúng ta chuyển được hoàn toàn nhiêu liệu than hoặc dầu hoặc khí thiên nhiên sang biomass thì phát thải từ quá trình nung sẽ bằng 0. Tất nhiên đấy là trường hợp lý tưởng nhưng nói như vậy để thấy cũng có cơ hội chuyển đổi cho ngành xi măng” - ông Long phân tích.

Ngoài ra, theo ông Long, một hình thức nữa hiện nay các DN Việt Nam cũng đang bắt đầu tích cực làm. Đó là sử dụng nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Nhiên liệu thay thế có thể là biomass, có thể là rác thải của các quá trình công nghiệp khác như là giày da, dệt may hoặc là rác thải sinh hoạt. Ông Long cho biết, trong ngành xi măng hiện có khoảng hơn 10 nhà máy xi măng đã bắt đầu sử dụng nhiên liệu thay thế từ rác thải (khoảng 35 - 40% thay thế cho than). Hoặc đơn giản nhất là tiết giảm chi phí điện cũng có thể giảm lượng phát thải khá lớn.

Tuy nhiên, cần phải có chế tài để DN đồng loạt vào cuộc trong thực hiện giảm phát thải. Trước mắt cần phải giao hạn ngạch cho từng DN. Khi có hạn ngạch các DN sẽ biết rằng mình được phát thải bao nhiêu là tối đa. Những DN phát thải thực cao hơn mức được giao thì sẽ phải tìm cách giảm phát thải đi. Đây là một hiệu ứng tốt, hệ quả tốt cho DN.

Cùng với đó, có thể Nhà nước sẽ cần có chế tài đối với những DN phát thải vượt quá mức, chẳng hạn đo nồng độ bụi, đo các loại khí thải độc hại... nếu vượt quá thì yêu cầu DN phải đóng cửa. Hoặc nếu DN có tiền mua tín chỉ carbon của DN khác thì vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và sẽ có thêm thời gian để cải tiến công nghệ hoặc đầu tư để có thể giảm, tức là vẫn duy trì được sản xuất và mức phát thải tiến tới giảm xuống mức đạt yêu cầu.

Điều này, theo ông Long sẽ tác động lớn đến DN đi mua bởi họ sẽ nhìn thấy một DN cùng ngành sản xuất nhưng lại thừa tín chỉ carbon để bán, có thể thu về nguồn kinh phí thì cũng là một động lực kích thích để cho các DN khác có thể tìm mọi biện pháp để giảm phát thải xuống. Như vậy, thị trường carbon sinh ra là một động lực rất tốt cho quá trình tiến tới Net Zero vào năm 2050.

Tin cùng chuyên mục

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đọc thêm

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.