Thúc đẩy để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm khu vực duyên hải Trung Bộ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị tỉnh Quảng Ngãi chủ động thúc đẩy mối liên kết giữa KKT Dung Quất với KKT mở Chu Lai để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực duyên hải Trung Bộ và cả nước; Dung Quất trở thành Trung tâm Lọc hóa dầu và Năng lượng Quốc gia.

Ngày 8/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại và triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 7 tháng đầu năm 2024 có những dấu hiệu tích cực. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 28.300 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Các hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tăng 10,7%. Kim ngạch nhập khẩu tăng 18,2%.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp với bộ Công thương trong việc xây dựng đề án Trung tâm Lọc hóa dầu và Năng lượng quốc gia tại KKT Dung Quất. Các dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I, II và III thuộc Trung tâm Điện khí miền Trung đang được triển khai các bước về hồ sơ, thủ tục.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2024, hoạt động công nghiệp – thương mại trên địa bàn tỉnh có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những tồn tại hạn chế cần Bộ Công Thương hỗ trợ cho tỉnh.

Theo ông Giang, Quảng Ngãi hiện có 5 khu công nghiệp (3 khu trong khu kinh tế và 2 khu ngoài khu kinh tế), 20 cụm công nghiệp. So với các tỉnh có cùng quy mô kinh tế thì số lượng này còn khiêm tốn. Hạ tầng thương mại còn hạn chế và còn nhiều dư địa tiềm năng để phát triển. Số lượng doanh nghiệp tầm trung của tỉnh còn ít so với địa phương khác. Toàn tỉnh có gần 6.000 doanh nghiệp, nhưng chỉ 1/3 doanh nghiệp có đóng góp nguồn thu ngân sách, chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) của tỉnh thấp cũng phản ánh thực trạng này.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang mong Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ để tỉnh khai thác tốt những dư địa, lợi thế phát triển công nghiệp - thương mại.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang mong Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ để tỉnh khai thác tốt những dư địa, lợi thế phát triển công nghiệp - thương mại.

“CPI 7 tháng đầu năm của tỉnh Quảng Ngãi tăng 3,28% so với 4,12% của cả nước. CPI thấp là tốt. Nhưng nếu so với mặt bằng chung là CPI thấp cũng có nghĩa là thương mại trên địa bàn tỉnh chưa sôi động, sầm uất”, ông Giang nói.

Để khai thác tốt các dư địa, tiềm năng phát triển công nghiệp – thương mại, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Công thương và các đơn vị thuộc Bộ quan tâm giúp đỡ tỉnh trong các hoạt động liên quan đến hoạt động công nghiệp – thương mại từ hỏi đáp, tháo gỡ, hướng dẫn. Cùng với đó, giới thiệu các nhà đầu tư đến với tỉnh như đầu tư các trung tâm thương mại, các dự án hạ tầng công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp.

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, cầu thị của UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn công tác.

Theo Bộ trưởng, lĩnh vực công thương tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức cần tập trung khắc phục.

Bộ trưởng bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên kết luận tại buổi làm việc.

Bộ trưởng bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên kết luận tại buổi làm việc.

Trước hết, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GRDP của tỉnh nhưng cơ cấu các lĩnh vực trong ngành công nghiệp còn mất cân đối nghiêm trọng, phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực lọc, hóa dầu; công nghiệp khai khoáng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng trên địa bàn vẫn còn vướng mắc.

Chuỗi liên kết giữa ngành lọc, hoá dầu với các ngành hạ nguồn, nguyên liệu còn hạn chế, công nghiệp phụ trợ phát triển còn chậm. Thiếu nhân lực chất lượng cao tại chỗ, đa số vẫn là lao động phổ thông, trình độ và tay nghề thấp; Phát triển kinh tế biển chưa xứng với tiềm năng, chưa tạo động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra thời gian tới, Bộ trưởng cơ bản nhất trí và đề nghị địa phương quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ chủ đạo.

Thúc đẩy liên kết giữa KKT Dung Quất với KKT mở Chu Lai để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm tại Quảng Ngãi.

Thúc đẩy liên kết giữa KKT Dung Quất với KKT mở Chu Lai để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm tại Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi cũng cần đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đóng góp của sản xuất công nghiệp trong GRDP địa phương. Trong đó, một mặt chú trọng phát triển những ngành công nghiệp chủ lực như lọc hóa dầu, luyện thép chất lượng cao, công nghiệp đóng tàu,...

Áp dụng linh hoạt các mô hình đầu tư có hiệu quả để huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng logistics và hạ tầng các khu công nghiệp quan trọng đã được thành lập, đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất để đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.

Chủ động thúc đẩy mối liên kết giữa Khu kinh tế Dung Quất với Khu kinh tế mở Chu Lai để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của khu vực duyên hải Trung Bộ và cả nước. Đồng thời, xây dựng Dung Quất trở thành Trung tâm Lọc hóa dầu và Năng lượng Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...