Thúc đẩy bình đẳng giới cho cộng đồng LGBT

Những người trong cộng đồng LGBT cũng là thành viên trong xã hội và luôn mong muốn được đối xử bình đẳng.
Những người trong cộng đồng LGBT cũng là thành viên trong xã hội và luôn mong muốn được đối xử bình đẳng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những người thuộc cộng đồng LGBT là thành viên trong xã hội, họ cũng mong muốn được sống với chính mình, được thể hiện bản thân và được xã hội công nhận. Tuy nhiên, mong muốn này của họ không phải quốc gia nào cũng dễ dàng đón nhận.

Vấn nạn kỳ thị LGBT

Không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới, những người thuộc cộng đồng LGBT thường nhận phải sự soi mói, kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí bạo lực. Đã có những trường hợp người trong cộng đồng LGBT bị tấn công và/hoặc bị sát hại bởi nạn phân biệt, kỳ thị.

Tại Việt Nam tuy chưa có con số thống kê chính thức về số lượng người thuộc cộng đồng LGBT, nhưng cộng đồng này cũng chiếm một phần không nhỏ trong dân số nước ta. Nhìn chung, họ luôn mong muốn được thể hiện bản thân thuộc cộng đồng này và tham gia vào các tổ chức, các lễ hội dành cho cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Nói cách khác, họ muốn được sống với chính mình, được thể hiện bản thân và được xã hội công nhận.

Những người thuộc cộng đồng LGBT đều là những con người bình thường, thậm chí là nghị lực còn phi thường hơn cả những người thuộc giới tính nam hoặc nữ, họ không làm gì sai khi sinh ra đã mang trong mình giới tính sinh học, xu hướng tính dục nhất định.

Sự phân biệt, kỳ thị có thể xuất phát từ những người xung quanh trong cuộc sống của họ. Đôi khi đến từ chính hàng xóm và những người thân của mình đã khiến những người thuộc cộng đồng LGBT luôn sống trong sự day dứt, tâm trạng khó chịu và thấy có lỗi, họ lẩn tránh và dần tách biệt khỏi xã hội về nhiều mặt, từ chỗ làm đến các nơi đông người họ có cảm giác bị nhìn với ánh mắt khác người.

Chính vì điều đó, nhiều người thuộc cộng đồng LGBT không muốn ra ngoài giao tiếp với xã hội, nhiều người thì chỉ ra ngoài vào ban đêm và chỉ làm việc trong các đoàn ca nhạc, xiếc,… hoặc làm việc ở những nơi chung với những người thuộc cộng đồng LGBT.

Nhiều chuyên ra cho rằng, thực chất, bất bình đẳng giới để lại hệ lụy cho cả nam giới, nữ giới và LGBT như với định kiến giới, nỗi ám ảnh về vai trò trụ cột, về thành công. Do vậy, nó tạo ra niềm tin giới hạn với nữ giới. Khi vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội còn thấp, phụ nữ ít có cơ hội để phát triển bản thân, phụ nữ sẽ không có cơ hội để độc lập trong công việc, kinh tế, nghề nghiệp… Do vậy, vai trò, tiếng nói của những người LGBT trong gia đình, xã hội sẽ không được cao.

Đơn cử, trong môi trường giáo dục, những người LGBT rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. Họ có thể bị bạo lực về thể xác, xúc phạm bằng lời nói, thậm chí là quấy rối tình dục vì xu hướng giới tính quá khác biệt so với phần đông mọi người. Còn trong môi trường công việc, người LGBT có thể bị từ chối cơ hội hoặc thậm chí mất việc bởi xu hướng tính dục khác biệt với người dị tính của mình.

Sự kiện Viet Pride của cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Sự kiện Viet Pride của cộng đồng LGBT tại Việt Nam.

Nỗ lực vì quyền bình đẳng của người LGBT

Năm 2013, Liên Hợp quốc cũng đã chính thức kêu gọi bãi bỏ quy trình can thiệp y tế xác định lại giới tính đối với trẻ sơ sinh và tôn trọng giới tính thật của mỗi người. Đó thuộc về bản dạng giới và xu hướng tính dục khác nhau, cái mà họ thể hiện ra bên ngoài được gọi là thể hiện giới và tất cả mọi người cần phải tôn trọng giới tính của họ.

Nhiều tổ chức, sự kiện dành cho cộng đồng LGBT nhằm đòi lại sự công bằng và gắn kết những người thuộc cộng đồng LGBT lại với nhau cũng đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và lan tỏa đến Việt Nam, tiêu biểu như sự ra đời ngày hội diễu hành VietPride, những bộ phim khắc hoạ cuộc sống của người đồng tính, song tính và chuyển giới,… và ngày càng nhận được sự ủng hộ đông đảo của mọi người. Chính những tổ chức, hoạt động này đã mang đến cho những người thuộc cộng đồng LGBT được sống thật sự, được cảm nhận tình người, được hòa nhập và cống hiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Có thể nói, trong nhiều năm nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện khoảng cách giới, đặc biệt đã có một số sự công nhận đối với cộng đồng LGBT. Khoảng cách giới trên thực tế đã được thu hẹp trên một số khía cạnh, nhưng quá trình thu hẹp khoảng cách giới diễn ra vẫn chậm.

Về cơ bản, những người thuộc cộng đồng LGBT là thành viên của xã hội là công dân của nước Việt Nam và họ đáng được hưởng những điều này. Quốc hội Việt Nam đã thông qua quyền chuyển đổi giới tính, Nghị quyết bảo vệ người đồng tính cũng được bỏ phiếu thuận, đó là những bước đầu về mặt cơ sở pháp lý để cộng đồng LGBT có thể hòa nhập vào cuộc sống chung với mọi người.

Những năm qua, đã có nhiều tổ chức xã hội được thành lập với mục đích bảo vệ quyền lợi của người đồng tính tại Việt Nam. Có thể kể đến như: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học và Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên. Họ đại diện cho tiếng nói của người LGBT ở Việt Nam (Gay ở Việt Nam), ủng hộ việc đối xử bình đẳng với người đồng tính, giúp đối tượng này vượt qua mặc cảm, định kiến xã hội còn nhiều cổ hủ, lạc hậu.

Một xu hướng đáng chú ý khác là chiến dịch vận động quyền bình đẳng của người LGBT trong môi trường làm việc (Work with Pride) được phát động từ năm 2015. Chiến dịch Work with Pride sẽ bắt đầu những cuộc đối thoại, nhằm tạo thành một diễn đàn để các nhà vận động và các doanh nghiệp cùng tìm cách thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp trong việc tham gia hiệu quả vào phong trào LGBT tại Việt Nam. Mục tiêu chung là hỗ trợ cộng đồng các doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc cởi mở và thân thiện, xa hơn là thúc đẩy sự thay đổi lớn lao hơn của toàn xã hội.

Quyền bình đẳng không bị phân biệt đối xử là một quyền cơ bản của con người. Riêng về lĩnh vực lao động, Bộ luật Lao động quy định, Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội việc làm, dù đó là nam giới, nữ giới hay cộng đồng LGBT.

Hiện nay, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về LGBT, chúng ta vẫn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về môi trường lao động, cơ hội việc làm, nghề nghiệp dành cho cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng. Vì vậy, vẫn chưa có đủ nguồn thông tin đáng tin cậy để tiến hành xây dựng những chính sách cụ thể về vấn đề này.

Sự bình đẳng, công bằng, sự tôn trọng giữa người với người trong xã hội nhằm đưa xã hội ngày càng phát triển tiến bộ thì mọi người cần thay đổi cách hiểu và đối xử với những người thuộc cộng đồng LGBT, rất cần sự cảm thông, chia sẻ và hòa đồng với họ để chúng ta cùng nhau cảm nhận được tình thương trong cuộc sống này.

Như vậy, để thực hiện được bình đẳng giới cần tiến hành thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống; xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường các chính sách và củng cố hệ thống nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao địa vị của phụ nữ và cộng đồng LGBT trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng phân biệt đối xử, kỳ thị, xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi kinh tế phù hợp.

Không thể phủ nhận rằng trong thế kỷ 21, mọi người đã có cái nhìn tích cực hơn với những người đồng tính tại nước ta. Sự ủng hộ dành cho cộng đồng LGBT Việt Nam là động lực để người đồng tính nỗ lực để được công nhận với xu hướng tình dục khác biệt .

Đọc thêm

Đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội lắng nghe đề xuất về đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đoàn công tác khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn. (Ảnh: Ngọc Minh)
(PLVN) -Chiều ngày 19/4, Đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội do Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về khảo sát phục vụ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông.

BHXH Việt Nam: Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Đoàn công tác còn có ông Nguyễn Hữu Vinh-Chủ tịch Hội CCB; ông Đào Đình Xuân-Bí thư Đoàn Thanh niên; cùng đại diện một số đơn vị thuộc BHXH Việt Nam tặng quà, tri ân một số gia đình có công với cách mạng, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
(PLVN) -  Nằm trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), từ ngày 17 đến 21/4, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do ông Vũ Quốc Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ làm Trưởng đoàn đã thực hiện chương trình về nguồn thăm lại chiến trường xưa; đồng thời tri ân một số gia đình có công với cách mạng tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái.

TP HCM: Hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật BHYT dành cho HSSV

Ký kết Chương trình phối hợp giữa BHXH TP HCM và Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, cao đẳng TP HCM.
(PLVN) - Hội thi do Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối Đại học, cao đẳng TP HCM phối hợp với BHXH TP HCM tổ chức để các em học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP HCM tìm hiểu về chính sách, pháp luật BHYT.

Hồn quê hương sống động trong tim mỗi người Việt xa xứ

Đoàn kiều bào thăm Trường Sa năm 2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
(PLVN) - Với những người Việt sống xa Tổ quốc, “sông dù lớn bao nhiêu cũng đổ về với biển, lá tươi tốt bao nhiêu khi già cũng rụng về cội rễ”; người Việt sống ở phương trời nào cũng đều hướng về cội nguồn, về với quê hương, Tổ quốc.

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.