Thừa Thiên - Huế: Thiếu bác sĩ ở các đơn vị khám - chữa bệnh

Thừa Thiên - Huế: Thiếu bác sĩ ở các đơn vị khám - chữa bệnh
(PLO) -Tại tỉnh Thừa Thiên -Huế có Trường Đại học Y Dược Huế là nơi hàng năm có cả trăm bác sĩ (BS) đa khoa hệ chính quy tốt nghiệp ra trường, cũng là nơi cung cấp một đội ngũ BS quy mô lớn làm việc tại các bệnh viện khắp cả nước. 

Tuy nhiên, một nghịch lý diễn ra đó là việc tuyển dụng BS làm việc tại các cơ sở khám- chữa bệnh tại Thừa Thiên - Huế lại đang gặp khó khăn.

Theo Sở Y tế, nhiều năm liên tiếp, Sở có thông báo tuyển dụng BS nhưng rất ít trường hợp nộp đơn. Trước tình trạng đó, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo các tuyến dưới cho phép các y sĩ đa khoa đăng ký thi để học lên BS và đề xuất tỉnh xin chủ trương đào tạo BS theo địa chỉ, số lượng có hạn, những ai đã ra trường nay đã bố trí đầy đủ ở các tuyến. Tuy nhiên, thời gian tới, đối tượng y sĩ thi lên BS không còn dễ dàng như trước nữa vì thi đề chung với thí sinh thi đại học y khoa; chỉ tiêu cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ đã chấm dứt.

Hiện tại, các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm y tế các huyện, thị xã và thành phố đều thiếu BS, trong đó thiếu nhiều nhất là đơn vị TP Huế khoảng 17 BS, trong đó trung tâm y tế khoảng 10 BS và 7 trạm y tế chưa có BS. Trước thực trạng trên, nhiều đơn vị như Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, Phú Lộc cũng đã có cách làm riêng để thu hút BS về làm việc nơi đây bằng nhiều giải pháp rất cụ thể. 

BS Trương Như Sơn - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang cho biết, các BS chính quy về huyện thì được trả mức lương 10 đến 15 triệu đồng/người  tùy theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có trung tâm y tế  nếu BS chính quy về huyện thì mức hỗ trợ lần đầu 30 triệu đồng, sau đó mỗi tháng lương 5 triệu đồng. Tuy nhiên, số lượng BS về làm tại các cơ sở y tế vẫn còn rất ít.

Theo BS Trần Quốc Hùng- Giám đốc Trung tâm Y tế TP Huế, mặc dù năm nào Sở Y tế cũng thông báo tuyển dụng nhưng trung tâm y tế đang thiếu BS đa khoa là do không có người ứng tuyển. Ngay cả Trung tâm Y tế thành phố cũng thiếu và phải rút BS ở các trung tâm y tế về. Trước thực trạng thiếu BS, Trung tâm Y tế TP Huế đã điều BS của trạm khác, phường khác được bố trí tăng cường đến khám chữa bệnh 2 ngày/1 tuần cho các trung tâm y tế chưa có BS.

Thực tế, số lượng BS chính quy tốt nghiệp ra trường bao nhiêu thì đã có các tỉnh, thành trong cả nước chờ sẵn tuyển dụng với mức hỗ trợ ưu đãi. Ngoài ra, được bố trí nhà ở hoặc trả tiền thuê nhà ở khi có nhu cầu, được tạo điều kiện làm việc tốt nhất để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, được cử đi đào tạo cao hơn khi có thời gian cống hiến trên 2 năm… Chính vì thế, hiện nay không chỉ sinh viên y khoa của Huế vừa mới tốt nghiệp ra trường đều có việc làm ở các địa phương khác mà ngay cả những vị BS lâu năm đang công tác rất tốt tại Bệnh viện Trung ương Huế cũng ra đi vì được nơi khác trả với một mức lương lên đến cả trăm triệu đồng/tháng (chưa kể nhận mức hỗ trợ ban đầu).

Chị Lê Thị Hoa H. (quê Hà Tĩnh) sau khi tốt nghiệp BS đa khoa Trường ĐH Y Dược Huế đã chọn vào Bình Định lập nghiệp.  Chị chia sẻ: “Tôi tốt nghiệp bằng khá, khi vào Bình Định được hỗ trợ 150 triệu đồng và được hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng. Hơn nữa, môi trường làm việc thân thiện, có sự giúp đỡ, chia sẻ và dìu dắt của các BS đi trước nên tạo động lực cho em làm việc tốt hơn”.

Theo một số chuyên gia đầu ngành Y, để thu hút và giữ chân các BS trẻ chính quy về làm việc tại các cơ sở khám – chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế thì tỉnh cần ban hành chính sách đủ mạnh, hỗ trợ điều kiện, môi trường làm việc… có như vậy mới khắc phục được thực tế thiếu BS như hiện nay. 

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.