Thừa Thiên Huế: Tạo sinh kế cho người dân tại những dải rừng ngập mặn

Người dân xã Quảng Lợi thường khai thác các loài thủy, hải sản trên những cánh RNM. (Ảnh trong bài: Thùy Nhung)
Người dân xã Quảng Lợi thường khai thác các loài thủy, hải sản trên những cánh RNM. (Ảnh trong bài: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ các chương trình, dự án, tổ chức hỗ trợ đầu tư trong nhiều năm qua, hàng chục km bờ biển trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được phủ xanh bởi hàng ngàn ha rừng ngập mặn (RNM). Những cánh rừng bần chua, dừa nước, đước, vẹt, sú... xanh mướt chạy dài tít tắp không chỉ phục hồi môi trường biển, giúp ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai; mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho hàng ngàn cư dân vùng ven biển, cửa sông.

Nguồn sống từ rừng

Dưới các tán RNM, có nhiều loại hải sản tự nhiên như tôm, cá, cua... được coi là thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế cao của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Ty (thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) chia sẻ, sau nhiều năm trồng và bảo vệ RNM ở địa phương, bây giờ bên trong những cánh rừng bần chua, vẹt, sú có nhiều hải sản như ngao, tôm, cá, cua...

Nhiều ngư dân làng chài Ngư Mỹ Thạnh đi đánh bắt thủy hải sản cả đêm trên đầm phá, trở về lúc rạng sáng ngày hôm sau. Hải sản đánh bắt được sẽ bán cho người dân và thương lái ở khu vực chợ nổi.

“Từ khi có những cánh RNM, bà con nơi đây đánh bắt dễ dàng và năng suất hơn. Có những ngày vào mùa tôm, cá nhiều, chúng tôi kiếm được 200.000 - 400.000 đồng, có khi nhiều hơn. Những tán RNM đã giúp nhiều hộ dân có cuộc sống ổn định, thoát nghèo”, ông Ty chia sẻ.

Hiện toàn xã Quảng Lợi có 3 thôn ven phá Tam Giang (Cư Lạc, Ngư Mỹ Thạnh, Hà Công) với hơn 650 hộ dân, đời sống phần lớn phụ thuộc vào các nghề đánh bắt, khai thác nuôi trồng thủy sản. Trong đó, số hộ dân đánh bắt nuôi trồng thủy sản tại RNM khoảng hơn 200. Nhiều hộ khác tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang hưởng lợi gián tiếp từ nguồn lợi thủy sản được tái tạo, sinh sôi, phát triển dưới tán RNM.

Những năm qua, nhiều cánh RNM đã được trồng tại ven biển Thừa Thiên Huế.

Những năm qua, nhiều cánh RNM đã được trồng tại ven biển Thừa Thiên Huế.

Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, thực hiện dự án đầu tư phát triển rừng ven biển và đầm phá, từ 2016 xã đã trồng được 45ha rừng, trong đó RNM tập trung ven phá Tam Giang với các loại cây bần chua, dừa nước. Ngoài ra, trên các ao hồ nuôi trồng thủy sản, dự án hỗ trợ cây cho người dân trồng với 40 hồ (diện tích hơn 20ha). Hiện nay cây đã phát triển tươi tốt, bước đầu đem lại hiệu quả trong phòng, chống thiên tai, cải thiện môi trường, giúp tái tạo các nguồn lợi thủy sản, phát triển dịch vụ tham quan, du lịch trải nghiệm.

Ông Bảo nói, các đai RNM trên phá Tam Giang đã góp phần ngăn gió, giảm sóng, bảo vệ các tuyến đường ven phá; là nơi neo đậu ghe thuyền an toàn trong bão lũ. RNM trở thành nơi trú ngụ, bãi đẻ, sinh sôi, kết hợp với các hoạt động bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản; nhiều loài thủy sản đầm phá đang từng bước phục hồi.

Các hoạt động nuôi trồng thủy sản, đê đập ở các ao hồ được bảo vệ tốt hơn, giảm chi phí tu sửa ao hồ khi xuống vụ. Bên cạnh đó, một số bà con đã mạnh dạn đầu tư các điểm dừng chân trên các ao hồ để khách có thể tham quan, nghỉ ngơi khi tham gia các hoạt động trải nghiệm trên phá Tam Giang...

“Lá chắn xanh” bảo vệ đời sống con người

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, hiện toàn tỉnh có 347,42ha RNM, trong đó diện tích rừng tự nhiên 2,88ha và diện tích rừng trồng 344,54ha, thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, TP Huế.

Các dự án triển khai trồng RNM trên địa bàn tỉnh từ 2015 đến nay đã trồng được 342,19ha. Trong đó, dự án đầu tư phát triển rừng ven biển (SP-RCC) đã trồng 197,63ha; dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) trồng 121,56ha; dự án tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển (GCF) đã trồng được 22ha.

Hiện nay, dự án cộng đồng ven biển ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Thừa Thiên Huế do Canada thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ đã được UBND tỉnh phê duyệt; dự kiến thời gian tới sẽ trồng 67ha RNM ở huyện Phú Vang.

Cùng với việc phát triển RNM, một trong những việc quan trọng là bảo tồn cũng sẽ được tính đến, là triển khai toàn diện công tác chăm sóc, bảo vệ RNM. Tại xã Quảng Lợi, công tác quản lý, bảo vệ rừng được UBND xã và cộng đồng dân cư hết sức quan tâm, xây dựng cơ chế quản lý, dự kiến bàn giao cho các chi hội nghề cá, cộng đồng dân cư bảo vệ, khai thác; tranh thủ các chương trình, dự án xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng. Chính quyền nơi đây cũng đã kiến nghị cấp trên hỗ trợ quản lý từ dịch vụ môi trường rừng phục vụ quản lý, bảo vệ rừng một cách hiệu quả.

Các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế cũng đã và đang thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ rừng, chống chặt phá, chống khai thác hải sản tận diệt, đẩy mạnh công tác trồng RNM. Từ sự thay đổi nhận thức của người dân, những cánh RNM ngày càng được bảo vệ tốt hơn, tạo thành những “lá chắn xanh” bảo vệ hiệu quả cho những tuyến đê biển, cho làng mạc, dân cư và sinh kế cho Nhân dân các vùng ven biển.

Nằm cuối hạ nguồn sông Hương, gần cửa biển Thuận An, xã Hương Phong (TP Huế) là khu vực chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu. Nhiều năm qua, cùng với diện tích rừng nguyên sinh vốn có ở Rú Chá, thông qua nhiều dự án khác nhau, nhiều diện tích RNM ven phá đã được triển khai trồng ở địa phương này; góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng RNM, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.

Trong đó, thiết thực nhất là tạo môi trường để bảo tồn phát triển nguồn lợi thủy, hải sản, góp phần cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư với khoảng 2.783 hộ (11.728 nhân khẩu) sống dựa vào mặt nước.

Theo ông Nguyễn Văn Bổn - Chủ tịch UBND xã, xác định vai trò quan trọng của Rú Chá với công tác bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai cũng như phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua, xã đã có nhiều chính sách bảo vệ, giữ gìn diện tích rừng vốn có và từng bước mở rộng diện tích Rú Chá đến nay lên hơn 20ha.

Không chỉ có vai trò ứng phó thiên tai, chống biến đổi khí hậu, RNM ở xã còn góp phần bảo vệ hàng trăm ha ao hồ nuôi trồng thủy sản, tạo nguồn sinh kế, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc
(PLVN) - Sáng 20/12, tại Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 2, năm 2024 với chủ đề: “Vĩnh Phúc - Khát vọng, bứt phá”.