Thừa Thiên Huế quyết xử lý dứt điểm tàu cá '3 không', '2 không'

Thừa Thiên Huế vẫn còn hàng trăm tàu cá chưa đăng ký các thủ tục. (Ảnh: Thùy Nhung)
Thừa Thiên Huế vẫn còn hàng trăm tàu cá chưa đăng ký các thủ tục. (Ảnh: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thừa Thiên Huế đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt với các trường hợp tàu cá cố tình vi phạm chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), trong đó kiên quyết xử lý dứt điểm những tàu cá “3 không”, “2 không”.

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác chống các hoạt động IUU trên địa bàn Thừa Thiên Huế có những chuyển biến tích cực, góp phần phát triển kinh tế biển và bảo vệ ngư trường Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những tàu cá xa bờ công suất lớn, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động dài ngày trên biển được cấp đầy đủ giấy phép và thủ tục; hiện vẫn còn hàng trăm tàu công suất nhỏ chuyên hoạt động vùng biển gần bờ thuộc diện "2 không" (không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản), “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác thủy sản).

Theo Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có 385 tàu cá chưa đăng ký, trong đó tàu cá “3 không” (chiều dài lớn nhất từ 12 đến 15m) có 36 chiếc và tàu cá “2 không” (chiều dài lớn nhất dưới 12m) có 349 chiếc thuộc diện thiếu hồ sơ theo quy định. Tập trung chủ yếu ở xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) với 31 tàu cá “3 không”, 139 tàu cá “2 không”. Hầu hết các tàu này đều thuộc nhóm tàu cá cỡ nhỏ, hoạt động ở bãi ngang ven bờ, sáng đi tối về (câu mực, vây cá nổi).

Đơn cử như ngư dân Trần Minh Đức (ngụ thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh) hiện có tàu vỏ gỗ thuộc danh sách “2 không”. Ông Đức cho biết, gia đình có truyền thống đi biển nên từ nhiều năm trước vay vốn đóng mới tàu cỡ nhỏ để hành nghề lưới rê và câu mực. Dù được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá nhưng vì chủ quan là tàu đánh bắt vùng gần bờ nên ông chưa làm thủ tục đăng kiểm, nên chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép khai thác thủy sản.

Theo ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT, đến nay trên địa bàn tỉnh có 437/437 tàu cá có chiều dài lớn nhất trên 15m lắp thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS). Tuy nhiên, trên hệ thống chỉ hiển thị VMS 434/437 chiếc do có 3 tàu đã lắp nhưng nằm bờ, hư hỏng chờ bán. Thông qua hệ thống VMS, cơ quan quản lý thường xuyên theo dõi, kêu gọi, cảnh báo nguy cơ các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Giải pháp của tỉnh với tàu cá “3 không”, “2 không” là sẽ chỉ đạo hoàn thành đăng ký trước 30/10/2024 và xử lý dứt điểm trước 31/12/2024. Với tàu cá hết hạn đăng kiểm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn chủ tàu chấp hành thực hiện theo luật; xem xét thành lập cơ sở đăng kiểm tàu cá ngoài chức năng quản lý nhà nước để thực hiện kịp thời cho cho tàu cá tại địa phương. Nhiệm vụ này sẽ hoàn thành vào cuối 2024.

UBND các huyện cũng đang hướng dẫn chủ tàu cá triển khai đăng ký theo Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT).

Từ đầu năm 2024 đến nay, tàu cá cập cảng có 5.799 lượt, tàu cá rời cảng 5.734 lượt. Tỉnh đã, đang chỉ đạo ngành NN&PTNT, các đồn biên phòng tuyến biển, công an xã phối hợp với các địa phương xử lý triệt để tình trạng tàu cá vào bãi ngang, cảng cá tư nhân để bốc hàng hóa thủy sản từ khai thác.

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác chống khai thác IUU, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, công tác IUU là nhiệm vụ hết sức cấp bách, quan trọng hiện nay.

Thứ trưởng Tiến yêu cầu tỉnh nắm chắc tình hình, xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá cố tình vi phạm IUU. “Tập trung lãnh, chỉ đạo thôi chưa đủ, mà cần phải triển khai công tác chống khai thác IUU thực chất, cụ thể hơn; quản lý, giám sát chặt hơn hoạt động của các tàu cá khi vươn khơi, bám biển. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh phải nhìn thẳng sự thật, thẳng thắn chỉ rõ những bất cập, tồn tại từ thực tế hiện nay để tập trung khắc phục”, ông Tiến nói.

Liên quan lĩnh vực, ngày 25/9, Sở Tư pháp Bạc Liêu chủ trì tổ chức Hội nghị ký kết Kế hoạch phối hợp Sở NN&PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND TP Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải về tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác IUU.

Sở Tư pháp đã dự thảo kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác IUU với các nội dung tổ chức biên soạn phát hành tờ gấp, áp phích, treo pano và tổ chức hội nghị tuyên truyền, với các hình thức nội dung đa dạng, phong phú tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho tổ chức, cá nhân hiểu rõ; không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU theo quy định của BLHS và Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, đại diện Sở Tư pháp đề nghị các đơn vị ký kết phối hợp chặt chẽ, phương pháp tuyên truyền theo hướng tiếp cận sát, đáp ứng nhu cầu của đối tượng, vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền như: Tuyên truyền miệng thông qua tổ chức hội nghị, cấp phát tờ gấp, pano, áp phích...; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền thanh) để công tác tuyên truyền chống khai thác IUU thực sự có hiệu quả để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản của chủ tàu cá và ngư dân.

Đọc thêm

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn

Lào Cai cắt giảm 148 đầu mối sau sắp xếp, tinh gọn
(PLVN) -  Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Tỉnh uỷ Lào Cai đã đề ra phương án cụ thể về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của tỉnh. Sau khi sắp xếp, Lào Cai sẽ cắt giảm được 148 đầu mối và 168 vị trí cấp trưởng đơn vị.

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

Đại tá Nguyễn Đức Hải làm Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
(PLVN) -  Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai được điều động đến nhận công tác và giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ; Đại tá Nguyễn Đức Hải - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.

Khám chữa bệnh miễn phí tại Đắk Lắk

Đại diện Đoàn Công tác Bộ Công an trao quà Tết cho gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Ea Tiêu.
(PLVN) - Ngày 4/1, tại Trạm xá xã Ea Tiêu (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), Đoàn Công tác Bộ Công an tổ chức khám chữa bệnh tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và trao quà Tết cho người dân 2 xã Ea Tiêu và Ea K'tur.

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.