Thừa Thiên - Huế: Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Thừa Thiên - Huế: Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
(PLVN) - Dù vụ hè thu mới bắt đầu, thế nhưng do khô hạn kéo dài nhiều tháng nay đã làm ảnh hưởng đến việc gieo cấy của bà con nông dân ở Thừa Thiên - Huế; hơn 2.500 hecta (ha) có khả năng thiếu nước phải chuyển đổi cây trồng hoặc bỏ hoang.

Chủ động chuyển đổi cây trồng

Theo thống kê, vụ hè thu 2019 tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa vào gieo cấy khoảng 25.817 ha lúa, giảm so với vụ đông xuân vừa qua 2.870ha. Đến nay đã được gieo sạ khoảng hơn 18.000 ha, trong đó: hoa màu 1.982ha.

Theo dự báo, trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng với nhiệt độ cao, diện tích gieo cấy vụ hè thu năm 2019 có khả năng thiếu nước khoảng 2.580 ha, cụ thể: huyện A Lưới khoảng 50 ha; Nam Đông 134,9 ha; Phú Lộc 470 ha; Quảng Điền 360 ha; Phong Điền 255 ha và thị xã Hương Trà 1.300 ha.

Tình hình khô hạn kéo dài cũng đã ảnh hưởng đến nguồn nước trên các sông, hói trên địa bàn tỉnh đều thấp hơn trung bình, như: hói Nịu, hói Bến Trâu (xã Quảng Thái); hói mới Điền Hòa, hói Hà, hói Nậy (Phong Điền) và các tuyến hói nội đồng, hói liên thôn....

Trước thực trạng đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có những chỉ đạo quyết liệt công tác thủy lợi phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; tránh khô hạn diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất. Đối với những vùng không chủ động nguồn nước, các địa phương chủ động chuyển đổi cây trồng hoặc bỏ hoang để tránh gây thiệt hại cho người dân.

Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết, địa phương đã vận động chuyển đổi 127,8ha trồng lúa sang trồng rau màu, trồng sen, khoai lang và nuôi trồng thủy sản. Trước mắt, để chủ động và cho kịp thời vụ, huyện đã chỉ đạo khẩn trương đưa máy móc thiết bị về khơi thông các tuyến mương dẫn nước.

Tuy nhiên, giải pháp lâu dài thì huyện kiến nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí để tu sửa tu bổ lại các kênh mương bê tông và xây dựng các tuyến mương mới như hói Bến Trâu dài hơn 2 km,… để đảm bảo cho việc tưới tiêu được chủ động.

Nhiều công trình thủy lợi xuống cấp

Ngoài thời tiết nắng hạn kéo dài, việc thiếu nguồn nước tưới ở Thừa Thiên - Huế một phần cũng do khó khăn về công tác thủy lợi. Hiện nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được tu sửa vì thiếu kinh phí.

Ông Hồ Văn Hải, Giám đốc HTX nông nghiệp Phú An, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà cho biết, được xây dựng từ năm 2005, hai hệ thống kênh mương thủy lợi ở HTX Phú An và La Chữ đã xuống cấp nghiêm trọng. HTX cũng huy động nguồn kinh phí để thực hiện nạo vét, tu sửa tạm thời. Để lâu dài, cần có một nguồn kinh phí để sửa chữa có hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Phương  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, trước thực trạng đó, tỉnh đang đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ để đầu tư một số công trình thủy lợi trọng điểm để khắc phục tình trạng thiếu nước trong sản xuất ở địa phương. 

Mới đây, Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi đã có chuyến kiểm tra tình hình chống hạn tại Thừa Thiên - Huế. Đoàn đã trực tiếp kiểm tra tại hói 5 xã, 7 xã (Hương Trà); hệ thống thủy lợi và đập Cửa Lác, xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền.

Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Hồng Khanh, Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi đã đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác chống hạn, nhất là công tác chủ động nạo vét các tuyến kênh, hói, vớt bèo tây dọc các con sông, lắp đặt các trạm bơm dã chiến những vùng chưa chủ động nguồn nước. 

“UBND tỉnh cũng đã có đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong việc triển khai giải pháp thủy lợi vượt khả năng ngân sách của địa phương. Chúng tôi đã và đang giao các cơ quan liên quan của Tổng cục Thủy lợi tổng hợp những đề xuất của địa phương để báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có những hỗ trợ kịp thời”, Ông Khanh cho biết.

Đọc thêm

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.