Thừa Thiên - Huế: Mủ cao su rớt giá, nông dân điêu đứng

Dù đang là thời điểm cạo mủ cao su nhưng người dân vẫn khai thác dè chừng vì giá bán ra quá thấp
Dù đang là thời điểm cạo mủ cao su nhưng người dân vẫn khai thác dè chừng vì giá bán ra quá thấp
(PLO) - Việc trồng cây cao su vốn là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ dân trên địa bàn các huyện Nam Đông, Phong Điền và thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Thế nhưng, trong những năm gần đây, giá mủ cao su giảm đáng kể khiến nhiều hộ dân trên địa bàn lâm vào cảnh khó khăn.

Huyện Nam Đông vốn được xem là “thủ phủ” cao su, một trong những loại cây đã giúp người dân ở xã miền núi nơi đây xóa nghèo, vươn lên làm giàu. Dẫn chúng tôi đi thăm các vườn cao su, ông Phan Gia Điền- Chủ tịch UBND xã Hương Hòa, huyện Nam Đông cho biết, toàn xã có hơn 350ha cao su.

Cây cao su đã giúp xã thoát khỏi Chương trình 135 với thu nhập bình quân từ cao su đạt 18 triệu đồng/người/năm. Có thời điểm, giá mủ cao su thô lên đến 50 ngàn đồng/kg. Nhưng hiện loại cây này khiến nhiều hộ cũng không mặn mà vì giá bán không được cao như trước đây. Tính đến nay, trên địa bàn xã có hơn 10 ha cao su bị người dân chặt bỏ chuyển sang trồng cây cam.

Mặc dù đây là thời điểm thích hợp để người dân khai thác mủ nhưng tại các vườn cao su ở huyện miền núi Nam Đông lại vắng bóng người. Ông Hồ A Rực (ngụ thôn Ka Tư, xã Hương Phú) cho hay, vì giá mủ cao su quá thấp chỉ có 9.000 đồng/kg nên nhiều hộ bỏ bê, không cần khai thác. Nếu thuê 2 đến 3 công lao động cạo mủ cũng mất khoảng 700 ngàn đồng, trong khi tiền mủ cạo ra chỉ bán chừng 300 ngàn đồng, đó là chưa kể tiền phân bón, công chăm sóc.

Không chỉ riêng các hộ trồng cao su tại xã Hương Phú lâm vào cảnh “bủa vây” nợ nần mà hàng ngàn hộ dân ở các xã: Thượng Quảng, Hương Hòa, thị trấn Khe Tre… cũng rơi vào cảnh khốn khó khi mủ cao su bán ra không được giá.

Chị Hồ Thị Ôi (xã Hương Hòa) cho hay, gia đình chị cũng vay mượn ngân hàng để đầu tư trồng 2 ha cây cao su. Sau 8 năm chăm sóc thì cây cũng đến thời điểm thu hoạch lấy mủ. Trước đây, trừ các khoản chi phí như công thuê người cạo mủ, phân bón… thì mỗi tháng cũng kiếm được 5-7 triệu đồng. Nhưng bây giờ, giá bán mủ quá thấp, không đủ để trả tiền công thuê người cạo. 

“Bà con trồng cao su ở vùng này ai cũng lâm vào cảnh khó khăn khi giá bán mủ xuống quá thấp. Điều này làm cho nhiều hộ trồng cao su nản chí dẫn đến tình trạng khai thác cầm chừng, nhiều nơi còn giảm diện tích trồng cao su để chuyển sang một số giống khác”- chị Ôi tâm sự.

Ông Trần Quốc Phụng - Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, trên địa bàn toàn huyện có khoảng 3.500 ha cao su. Trước tình hình giá cao su giảm mạnh như hiện nay, chính quyền địa phương cũng đã cử cán bộ xuống từng địa bàn, trực tiếp động viên bà con nông dân không nên nóng vội, không được chặt bỏ cây cao su... và tiếp tục chăm bón chờ đến thời điểm tăng giá. Đối với diện tích cao su đã già cỗi thì khuyến khích nông dân chuyển sang trồng cây cam. 

Cùng chung cảnh ngộ với nhiều hộ dân trồng cao su ở huyện Nam Đông, hàng ngàn hộ nông dân của huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đời sống cũng lao đao khi cao su rớt giá thê thảm. 

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) hiện giá mủ tươi ở địa phương này dao động từ 8 - 10 ngàn đồng/kg. Trước tình trạng giá giảm trong thời gian dài, những hộ dân có thu nhập chính trông chờ vào mủ cao su thì vẫn duy trì việc cạo, số còn lại chỉ khai thác dè chừng.

Ông Hồ Vang- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Hiện, trên toàn địa bàn tỉnh có khoảng 9.100 ha cao su. Trước tình trạng cao su có giá thấp, sau khi Bộ NN&PTNT chỉ đạo, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hướng dẫn, vận động người dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh tiếp tục cố gắng chăm sóc vườn cao su; hạn chế tối đa việc chặt bỏ cao su để chuyển đổi sang mục đích khác. 

Đọc thêm

MobiFone Smart Travel - Chạm là đi, đi là đến

“Túi khôn du lịch” MobiFone Smart Travel.
(PLVN) - Thời đại 4.0, chuyến đi của người trẻ không giới hạn chỉ ở điểm đến. Đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Hè này, bạn trẻ đừng bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất
(PLVN) -  Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một “Di sản từ cao nguyên” đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức. Hiện Dalatmilk được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các “ông lớn” trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam và thế giới lựa chọn, tin dùng.

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh

‘Mách nhẹ’ anh em món quà khiến phái đẹp rung rinh
(PLVN) - 8/3 là dịp để nam giới bày tỏ yêu thương và trân trọng tới những người phụ nữ đặc biệt. Việc chọn quà để vừa không dễ bị “bắt bài”, vừa khiến các chị em rung rinh là một vấn đề vô cùng “nan giải”. Hãy cùng DOJI khám phá những món quà để một nửa xinh đẹp của thế giới thêm phần trọn vẹn hạnh phúc trong ngày 8/3.

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024

Điểm mới trong triển lãm Propak Vietnam 2024
(PLVN) - Ngoài việc đem đến cơ hội giao thương tiềm năng cho ngành xử lý, chế biến và đóng gói bao bì Việt Nam, Propak Vietnam 2024 sẽ giới thiệu khu trưng bày công nghệ đồ uống - DrinkTech.

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống

Giải mã xu hướng 'All in one' giúp cân bằng cuộc sống
(PLVN) - Thông tin trọn gói, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí - đó là lợi ích từ các dịch vụ "All in one" đang rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây để mang lại cuộc sống tiện lợi và cân bằng cho các gia đình Việt.

Tưng bừng không khí Tết tại hệ thống siêu thị WinMart

Không khí Tết đã rộn ràng tại hệ thống siêu thị Winmart.
(PLVN) - Dù còn gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng tại hệ thống siêu thị WinMart trên cả nước, không khí Tết đã rất tưng bừng, náo nhiệt bởi hàng loạt sản phẩm Tết cùng các chương trình ưu đãi, khuyến mại đang được áp dụng.

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán

Pháo hoa Bộ Quốc phòng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên Đán
(PLVN) -  Pháo hoa luôn là mặt hàng được nhiều người chờ đợi và săn đón mỗi dịp Tết đến Xuân về; là món ăn tinh thần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt. Tại Việt Nam hiện nay, nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là đơn vị duy nhất được phép sản xuất, cung ứng sản phẩm pháo hoa. Trong những năm qua, Nhà máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

Thịt mát MEATDeli ngày càng được yêu thích, dịp Tết sẽ cung ứng tăng 23%

Người tiêu dùng ngày càng yêu thích thịt mát MEATDeli.
(PLVN) - Người tiêu dùng đang ngày càng yêu thích sản phẩm thịt mát MEATDeli của Tập đoàn Masan. Bằng chứng là 9 tháng đầu năm nay, sản lượng bán ra loại thịt này tăng trưởng ấn tượng. Dự định dịp Tết năm nay, loại thịt này sẽ được Tập đoàn Masan sẽ cung ứng tăng 23% so với dịp Tết năm ngoái.

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, giá chỉ từ 0 đồng

Vietjet mở thêm 5 đường bay quốc tế mới, khởi hành từ ngày 21/11. (Ảnh: Vietjet)
(PLVN) - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các điểm đến quốc tế được yêu thích, Vietjet vừa mở 5 đường bay quốc tế mới, kết nối Hà Nội với Hong Kong (Trung Quốc), Phú Quốc với Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) và Busan (Hàn Quốc), TP Hồ Chí Minh với Adelaide và Perth (Australia).