Thừa Thiên Huế: Một số hồ đập xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hầu hết các hồ, đập tại tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng lâu năm nên hiện nay có nhiều công trình bị xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa, hạn chế chức năng tưới, tiêu... Trước thực trạng này, Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh đề xuất các Bộ, ngành Trung ương bố trí kinh phí thực hiện các dự án nâng cao an toàn đập, hồ chứa bảo đảm tích nước phục vụ sản xuất.
Một số hồ, đập thủy lợi tại Thừa Thiên Huế đã xuống cấp, nguy cơ mất an toàn nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp. (Ảnh: Thùy Nhung)

Một số hồ, đập thủy lợi tại Thừa Thiên Huế đã xuống cấp, nguy cơ mất an toàn nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp. (Ảnh: Thùy Nhung)

Hệ thống hồ đập trên địa bàn Thừa Thiên Huế không chỉ phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, còn đóng vai trò quan trọng, mang tính chiến lược lâu dài trong việc bảo đảm tưới, tiêu, thoát lũ và góp phần phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

Toàn địa phương này hiện có 55 hồ chứa thủy lợi, gồm 8 hồ chứa nước loại lớn, 17 hồ chứa nước loại vừa và 30 hồ chứa nước loại nhỏ phục vụ tưới, tiêu cho hơn 60.000ha/năm. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều công trình đã xuống cấp nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ năm 2024 trên địa bàn cho thấy, hiện đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp 55/55 hồ chứa nước theo quy định; tuy nhiên đa số các phương án đều chưa xây dựng được bản đồ ngập lụt hạ du do thiếu kinh phí.

Số lượng đập, hồ chứa nước bị sự cố do mưa, lũ lớn gây ra gồm 2 hồ (hồ Thôn 1 và hồ Nam Giản). Cty Thủy lợi đã bố trí vật tư, phương tiện khắc phục các hư hỏng, tại thời điểm kiểm tra 2 hồ chứa này vẫn đang tích nước bảo đảm an toàn. 10 hồ có đập nước bị thấm và biến dạng mái đập, trong đó gồm các hồ Bến Ván 1, Bến Ván 2, Mỹ Xuyên, Nam Giản, Khe Nước, các hồ hiện vẫn tích nước, bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, có 7 hồ có tràn bị nứt và 17 hồ xói lở thân tràn, đuôi tràn, tiêu năng. Đặc biệt có đuôi tràn hồ chứa nước Thủy Yên có khả năng bị mở rộng hố xói. Đường quản lý vận hành một số hồ đã xuống cấp như hồ Khe Ngang (đường thấp và ngập lụt), hồ Hòa Mỹ (đường đất chưa được đầu tư), hồ Truồi (đường cứu hộ dọc theo kênh chính nên đầu mối chưa được bê tông hóa hoàn thiện).

Ông Đặng Văn Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết, hiện nay, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh do Cty Thủy lợi và các tổ chức Hợp tác xã quản lý, vận hành. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý, vận hành thuộc các Hợp tác xã hầu hết chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng lực liên quan. Các công trình hầu hết được đầu tư từ rất lâu, dẫn đến khó khăn trong việc định giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

Theo ông Hòa, nhìn chung các công trình thủy lợi qua kiểm tra bằng trực quan chưa phát hiện sự cố lớn và vẫn đang hoạt động bình thường. Quá trình vận hành thử các cống lấy nước, máy phát điện dự phòng, hệ thống nâng hạ cửa van, các hạng mục đầu mối chưa phát hiện sự cố lớn.

Tuy nhiên, do các công trình thủy lợi hầu hết được đầu tư từ rất lâu, chịu ảnh hưởng của nhiều đợt thiên tai và thời tiết cực đoan nên đa số bị xuống cấp, hư hỏng, một số công trình hiện tượng thấm và hư hỏng nhỏ gây ảnh hưởng đến việc cấp nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.

Về số hồ đập phải kiểm định, trong 24 hồ chứa thủy lợi do Cty Thủy lợi quản lý, mới có hồ Truồi, hồ Thủy Yên, hồ Hòa Mỹ, hồ Khe Ngang đã tiến hành kiểm định giai đoạn 1. Các hồ mới được nâng cấp năm 2021 chưa đến thời hạn kiểm định như hồ Phú Bài, hồ Tà Rinh, hồ Năm Lăng, hồ K4 do mới được nâng cấp, còn các hồ khác chưa triển khai kiểm định do thiếu kinh phí.

Theo Sở NN&PTNT, công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, để bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong quá trình quản lý, vận hành và khai thác, thực hiện tốt chính sách về thủy lợi, khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh khai thác đa mục tiêu, đa giá trị công trình, trong điều kiện nguồn lực của tỉnh còn khó khăn, Sở NN&PTNT đề nghị Cục Thủy lợi tham mưu Bộ NN&PTNT xem xét trình Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện các dự án nâng cao an toàn đập, hồ chứa nước còn lại; đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi để bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp yêu cầu các địa phương, đơn vị thường xuyên kiểm tra, nắm chắc hiện trạng công trình và xác định các khu vực trọng điểm xung yếu của đê điều, hồ đập để xây dựng phương án ứng phó kịp thời sát với tình hình thực tế của địa phương. Ngoài những khu vực trọng điểm mất an toàn, cấp huyện tiếp tục rà soát điểm xung yếu khác, từ đó chủ động các phương án phòng, chống khi có sự cố xảy ra.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đợt rét này kéo dài ở miền Bắc đến ngày nào?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia nhận định, do tác động của không khí lạnh, ngày 30/3-4/4, Bắc Bộ có mưa vài nơi; riêng phía Đông Bắc Bộ gần sáng 30/3 -1/4, đêm và sáng có mưa nhỏ rải rác, trời rét. Từ ngày 3/4 trở đi, tại Bắc Bộ đêm và sáng trời rét...

Thời tiết ngày 28/3: Từ đêm nay miền Bắc chuyển rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ đêm 28/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 13 độ C.

Kêu gọi đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác tại Côn Đảo

Kêu gọi đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác tại Côn Đảo
(PLVN) -Ngày 25/3, lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết vừa gửi đi thông báo kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký tham gia thực hiện Dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo tại huyện Côn Đảo – một dự án mang tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho khu vực đảo tiền tiêu của tỉnh.

Nhiều hồ thủy lợi ở Kon Tum khô cạn

 Một hồ thủy lợi chỉ còn vài vũng nước nhỏ tại Kon Tum. (Ảnh: Trọng Triển)
(PLVN) - Nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện đã trong tình trạng báo động vì cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân địa phương.

Mang Yang (Gia Lai): Xe chở nông sản gây ô nhiễm

Tình trạng khói bụi, ô nhiễm từ trạm cân nông sản đặt cạnh Trường Mẫu giáo Đê Ar. (Ảnh: Nguyễn Luật)
(PLVN) - Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây trên địa bàn xã Đê Ar, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai thường xuyên xảy ra tình trạng thu mua, vận chuyển nông sản gây ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường sá. Đặc biệt, nhiều phụ huynh của học sinh tại Trường Mẫu giáo Đê Ar bức xúc khi trạm cân nông sản đặt gần trường dẫn tới ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn.

Cháy lớn tại Bắc Kạn, đe doạ hàng nghìn m2 rừng

Vụ cháy xảy ra tại thôn Nà Dì, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn (Ảnh: Báo Bắc Kạn)
(PLVN) - Một vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra tại thôn Nà Dì, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, thiêu rụi nhiều diện tích rừng trồng của người dân địa phương. Đến cuối giờ chiều nay, ngọn lửa vẫn chưa được khống chế.