Thừa Thiên Huế: Khắc phục tình trạng cửa biển Lạch Giang bị bồi lấp

Cửa biển Lạch Giang bị bồi lấp nghiêm trọng khiến tàu thuyền ra vào gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Thùy Nhung)
Cửa biển Lạch Giang bị bồi lấp nghiêm trọng khiến tàu thuyền ra vào gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cửa biển Lạch Giang ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế mặc dù đã từng được nạo vét, khơi thông luồng lạch để tàu thuyền thuận lợi ra vào; nhưng chỉ sau thời gian ngắn lại tiếp tục bị bồi lấp gây ảnh hưởng đến việc sản xuất ngư nghiệp của người dân.

Từ nhiều năm trước, cửa biển Lạch Giang đã bị bồi lấp trầm trọng. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nạo vét, gia cố khắc phục tình trạng bồi lấp cửa biển Lạch Giang với tổng mức đầu tư 6,6 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh (BQLDA) thực hiện vào năm 2017. Dự án tiến hành nạo vét, khơi thông cửa biển với chiều dài tuyến 625m. Kè gia cố bờ tả hạn chế xói lở, xây dựng mỏ hàn chắn cát dọc theo tuyến nạo vét từ cuối kè bờ tả ra phía biển, để bảo vệ và hạn chế cát do sóng từ biển đưa vào gây tái bồi lấp cửa biển.

Mục đích công trình nhằm bảo đảm an toàn cho hàng trăm tàu thuyền của người dân xã Lộc Vĩnh ra vào an toàn, neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão và bảo đảm tiêu thoát lũ sông Lạch Giang. Sau khi dự án hoàn thành cuối năm 2018, luồng lạch được cải thiện về độ sâu, tạo thuận lợi cho tàu thuyền ra vào an toàn.

Tuy nhiên, sau một thời gian chịu tác động của mưa lũ, đến nay công trình không còn khả năng ngăn chặn cát bồi lấp (do lượng bùn, cát bồi lấp đã vượt cao trình đỉnh đê chắn cát) và cửa biển Lạch Giang bị bồi lấp trở lại, gây khó khăn, nguy hiểm cho ngư dân địa phương.

Không chỉ các tàu thuyền gặp trở ngại khi ra vào cửa Lạch Giang mà tình trạng bồi lấp kết hợp sóng, gió lớn, đã gây tai nạn đường thủy cho nhiều tàu thuyền của ngư dân trong khu vực.

Ông Trần Phước Dũng (ngụ xã Lộc Vĩnh) cho biết, cửa Lạch Giang trước đây rộng và sâu, là nơi tàu thuyền địa phương ra vào đánh bắt thủy sản và trú bão an toàn. Từ khi thi công một số công trình ra cảng Chân Mây đã làm dòng chảy tự nhiên bị ảnh hưởng. Thời gian qua, cửa biển cạn nên khi tàu thuyền đi qua cửa để ra khơi thì hàng loạt sự cố xảy ra như thuyền bị mất kiểm soát lái, gãy chân vịt, quẹo bánh lái...

“Trước đây sau chuyến biển là về nghỉ ngơi thoải mái rồi đến giờ lại ra biển. Nay sợ nước cửa biển cạn, cứ phải đưa thuyền ra bờ biển trước. Đậu ở bờ sông thì an toàn chứ neo đậu ở bờ biển là sợ sóng đánh hỏng, chìm thuyền nên phải trông nom, vất vả lắm”, ngư dân Dũng cho biết.

Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh, ông Lê Công Minh cho biết, hiện trên địa bàn có hơn 200 tàu thuyền của ngư dân các thôn thường xuyên ra vào cửa Lạch Giang. Việc cửa bị bồi lấp, luồng lạch bị cạn khiến ngư dân không thể ra khơi hoặc phải đậu ngoài cửa biển. Vào vụ sản xuất, ngư dân ra vào cửa phải tùy theo con nước thủy triều, nên nhiều trường hợp bị mắc cạn, sóng đánh vỡ thuyền gây thiệt hại cho ngư dân. Trong nhiều đợt tiếp xúc cử tri, ngư dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí nguồn vốn để nạo vét, khơi thông luồng tàu đi lại.

Một phương án đưa ra là hàng năm duy trì nạo vét, khơi thông luồng lạch cửa Lạch Giang. (Ảnh: Thùy Nhung)

Một phương án đưa ra là hàng năm duy trì nạo vét, khơi thông luồng lạch cửa Lạch Giang. (Ảnh: Thùy Nhung)

Mới đây, qua kiểm tra thực trạng cửa biển Lạch Giang, cơ quan chức năng nhận thấy luồng lạch ngày càng cạn, dòng chảy bị thu hẹp, đất cát bồi lấp đã làm cạn dòng chảy cách từ bờ ra phía biển khoảng vài chục mét. Phía trước cửa Lạch Giang bị cát lấp cạn, khi thủy triều xuống, ghe thuyền của ngư dân không thể di chuyển ra vào. Tình trạng bồi lấp nghiêm trọng cửa biển còn gây nguy hiểm, mất an toàn cho tàu thuyền, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất ngư nghiệp của người dân trong khu vực.

Nhằm bảo đảm an toàn về người và tài sản của ngư dân trong mùa mưa bão, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Phú Lộc phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân, chủ các phương tiện ghe, thuyền vào neo đậu, tránh trú bão ở những vị trí phù hợp để bảo đảm an toàn.

Được biết, theo quy hoạch xây dựng cảng Chân Mây được UBND tỉnh phê duyệt, vị trí cửa biển Lạch Giang hiện hữu nằm trong khu vực xây dựng các bến cảng số 6 và 7, nên việc lập dự án đầu tư nạo vét sẽ gây lãng phí. Do đó, để giảm thiểu tình trạng lượng bùn, cát bồi lấp vào cửa biển Lạch Giang trong năm 2024 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh chỉ đạo BQLDA tiến hành rà soát, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, bổ sung kinh phí hàng năm để duy trì nạo vét, khơi thông luồng lạch cửa Lạch Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện ghe, thuyền của ngư dân ra vào cửa biển sông Lạch Giang được bảo đảm an toàn.

Đọc thêm

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2023: Đề xuất tăng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn

Thu gom vỏ thuốc BVTV tại một cánh đồng ở Long An. (Ảnh: Trần Mừng)
(PLVN) -Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 với chủ đề “Môi trường nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Báo cáo được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hai năm một lần với từng chủ đề riêng, như môi trường không khí, môi trường nước, chất thải...

Xử lý tận gốc vấn nạn ô nhiễm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số đô thị lớn, từ Hà Nội đến TP HCM, ngày càng nhức nhối trong những năm gần đây. Đã là ô nhiễm, ai cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Thời tiết ngày 7/1: Bắc Bộ có sương mù nhẹ, ngày nắng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai, 7/1, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, trời rét; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông; cảnh báo mưa dông trên biển.