Thừa Thiên Huế: Họp khẩn bàn phương án ứng phó với bão số 13

Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu (người đứng giữa) phát biểu chỉ đạo phương án ứng phó bão số 13
Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu (người đứng giữa) phát biểu chỉ đạo phương án ứng phó bão số 13
(PLO) - Ngày 10/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành họp khẩn nhằm triển khai công tác khắc phục hậu quả của đợt lũ vừa qua, đồng thời đề ra phương án để ứng phó với những diễn biến bất thường của bão số 13.

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, sáng ngày 10/11, bão HaiKui đã vượt qua khu vực phía Nam Lu-Dông của Philippin đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 13. Hồi 4 giờ sáng nay, vị trí tâm bão số 13 ở vào khoảng 14,5 độ vĩ Bắc, 119,8 độ Kinh Đông cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 930 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh mất ở khu vực gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, trong đất liền có mưa vừa đến mưa to, có khả năng lũ lên trở lại.

Để có phương án kịp thời đối phó với những diễn biến của bão số 13, UBND tỉnh đã tiến hành họp khẩn. Tại cuộc họp có lãnh đạo tỉnh cùng với đông đảo các Sở ban ngành liên quan đến dự.

Phát biểu tại buổi họp, ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban PCTT và TKCN tỉnh cho biết, qua thực tế triển khai các phương án ứng phó mưa lũ vừa qua, việc điều tiết mực nước các hồ chứa để giảm và cắt lũ cho vùng hạ du đã thực hiện khá tốt, không có đột biến lũ trên sông Hương và sông Bồ. Tuy nhiên, hiện mực nước các hồ chứa đã đầy nên để chủ động đón lũ trong những ngày tới, vào lúc 9 giờ ngày 10-11, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ban hành lệnh số 220, 221, 222 và 223 yêu cầu các hồ chứa thủy lợi, thủy điện (Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền, A Lưới) điều tiết xả nước về vùng hạ du.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban PCTT và TKCN triển khai phương án xả lũ

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban PCTT và TKCN triển khai phương án xả lũ

Cũng theo ông Hùng, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mức nước trên các sông để kịp thời và chủ động ứng phó. Dừng tất cả hoạt động của các tàu thuyền du lịch, các hộ nuôi lồng thủy sản trên sông Hương và sông Bồ, đầm phá, cửa sông ven biển chủ động neu đậu để đảm bảo an toàn.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp khẩn, ông Lê Trường Lưu, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhấn mạnh thêm, có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống đợt mưa lũ vừa qua: đó là, một số địa phương vẫn còn bị bất ngờ trước tình hình mưa lũ, chưa chủ động thu hoạch thủy sản nuôi trên lồng bè và trên vùng đầm phá nên đã có thiệt hại lớn; đặc biệt là số người chết trong mưa lũ đều do bất cẩn khi đi lại trong mưa lũ. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến cần phải tăng cường hơn nữa.

“Các Sở, ngành và ban quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong điều tiết mực nước hồ chứa; lưu ý là việc điều hành và điều tiết hợp lý, chủ động, bám sát dự báo lượng mưa để tính toán kỹ mực nước đến và đi nhằm đảm bảo an toàn hồ đập. Các địa phương tiếp tục rà soát vùng ngập lụt, vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở để thực hiện công tác di dân, nhất là các hộ dân vùng biển để phòng tránh bão 13, tiếp tục nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi và kêu gọi tàu thuyền vào nơi trách trú an toàn”, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Trường Lưu chỉ đạo.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.