Thừa Thiên Huế: Bài học từ một sự việc “chây ỳ” hoàn thổ mỏ khoáng sản

Đã 6 năm nhưng mỏ cát Bãi Trằm vẫn chưa được hoàn thổ, tồn tại hồ nước sâu nguy hiểm. (Ảnh: Thùy Nhung)
Đã 6 năm nhưng mỏ cát Bãi Trằm vẫn chưa được hoàn thổ, tồn tại hồ nước sâu nguy hiểm. (Ảnh: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến nay đã quá hạn 6 năm nhưng Cty CP Vật liệu Xây dựng 368 vẫn chưa hoàn thổ mặt bằng tại mỏ Bãi Trằm (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) sau khi đã “ăn hết” cát tại khu vực này, để lại ngổn ngang những hố sâu gây sạt lở, nguy hiểm.

Năm 2015, UBND tỉnh cấp phép cho Cty 368 khai thác cát tại Bãi Trằm để làm vật liệu san lấp, diện tích 3ha, sâu 3m so với hiện trạng, trữ lượng 65.000m3. Giấy phép khai thác khoáng sản (GPKTKS) đến hết ngày 24/12/2018.

Theo Điều 46 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, khi GPKTKS chấm dứt hiệu lực hoặc khi trả lại GPKTKS, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác; thì tổ chức, cá nhân khai khoáng phải lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, sau khi GPKTKS hết hạn, Cty 368 rời đi, để lại nhiều hố sâu, cát lún, ngập đầy nước, gây nguy hiểm cho người dân khi đi lại và gia súc chăn thả trong khu vực. Tuyến đường lâm sinh vẫn chưa hoàn trả khiến người dân địa phương khó khăn trong đi lại sản xuất.

Bà Lê Thị Mai (59 tuổi, ngụ thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến) nêu ý kiến: “Từ khi DN khai thác cát “rút quân” đến nay đã mấy năm liền nhưng các hố sâu vẫn chưa được san lấp lại, tình trạng sạt lở tại các hố xuất hiện rất nhiều”.

Ông Phan Hữu Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến cho biết, tại khu vực khai thác, hiện trạng để lại 2 hố sâu diện tích khoảng 1ha. Một số người dân xung quanh đã tự rào chắn để bảo vệ diện tích đất của mình. Thời gian qua, xã cũng đã thực hiện rào chắn các hố, cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

Sau nhiều lần cử tri kiến nghị, xã đề xuất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực khu kinh tế, công nghiệp tỉnh rào chắn, cải tạo môi trường khi thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường tại đây. Xã cũng kiến nghị có phương án về hệ thống thoát nước trong khu vực, tránh tình trạng khi mưa lớn nước từ khu vực khai thác cát tràn vào ruộng vườn nhà dân; nâng cấp tuyến đường lâm sinh dài khoảng 300m đang xuống cấp.

Tháng 6/2024, Sở TN&MT phối hợp các sở, ngành, địa phương tổ chức cuộc họp lựa chọn tổ chức lập phương án và thực hiện các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường với mỏ cát Bãi Trằm. Theo đó, Cty 368 được phê duyệt đề án cải tạo phục hồi môi trường năm 2015. Báo cáo của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh cho hay đang giữ số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của Cty 368 là hơn 282 triệu đồng.

Theo Luật Khoáng sản 2010, trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản giải thể, phá sản hoặc không có khả năng thực hiện đề án đóng cửa mỏ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Kinh phí thực hiện đề án đóng cửa mỏ được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được phép khai thác.

Theo Sở TN&MT, khu vực Bãi Trằm thuộc khu chức năng của Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, nên đề nghị UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực khu kinh tế, công nghiệp (thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh) làm chủ đầu tư thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Nguồn kinh phí lấy từ tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của Cty 368 và quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh nhằm hoàn thổ, bảo đảm an toàn cho người dân và phục vụ công tác quản lý đất đai tại địa phương. Giao UBND huyện Phú Lộc chỉ đạo UBND xã tiếp tục quản lý chặt chẽ, chống lấn chiếm diện tích khu vực mỏ cát Bãi Trằm.

Trong sự việc này, số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của Cty 368 chỉ hơn 282 triệu đồng, không đủ để cải tạo phục hồi khu vực Cty này đã khai khoáng, nên phải lấy thêm từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh. Nói cách khác, lợi nhuận thì DN hưởng thụ, còn hậu quả của việc khai khoáng thì Nhà nước phải khắc phục. Vì vậy, một số ý kiến đánh giá đây là bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước với khoáng sản, cần xem xét kiến nghị cơ quan thẩm quyền có những quy định mới nhằm phòng ngừa các trường hợp tương tự tái diễn.

Đọc thêm

Lũ trên sông Hồng tiếp tục lên, những khu vực nào của Hà Nội vẫn ngập?

Nước ngập lên khu vực trước cổng UBND phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Ảnh: Lê Thanh
(PLVN) -  “Hầu hết khu vực nội thành các quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên… đang có ngập úng ở khu vực ven đê (khu vực phía ngoài đê). Khả năng trong 6 tiếng tới, nước lũ trên sông Hồng tiếp tục tăng lên, nguy cơ này vẫn còn hiện hữu”, ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục KTTV cho hay.

Lưu lượng nước về các hồ thủy điện đang giảm

Xả nước tại hồ thủy điện Thác Bà
(PLVN) - Cập nhật từ Tập đoàn điện lực Việt Nam cho thấy, sáng 11/9, lưu lượng nước về các hồ thủy điện đều có xu hướng giảm tại tất cả các hồ, đặc biệt những hồ được dự báo có nguy cơ gây ra tình huống xấu nhất. 

Cảnh báo rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất cấp độ 3 ở Yên Bái

Vụ sạt núi kinh hoàng ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái khiến ngôi nhà bị đất đá vùi lấp. Ảnh: Xuân Hồng - Đức Tuyển
(PLVN) - Theo bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất cho mưa lũ hoặc dòng chảy khu vực các tỉnh Bắc Bộ tối nay, 10/9, của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất cấp độ 3 ở Yên Bái. Trong khi đó, ngày mai các tỉnh miền Bắc vẫn có mưa vừa, mưa to và dông.

Nước lũ sông Hồng lên nhanh, người dân 'vùng ven' sông bình tĩnh chống lũ

Để chống ngập, gia đình cô Dung đã chuẩn bị nhu yếu phẩm cần thiết, chuyển đồ đạc, thiết bị lên khu vực cao hơn.
(PLVN) - “So với sáng nay, mực nước trên sông Hồng đang lên nhanh. Từ đầu giờ chiều lên nhanh hơn buổi sáng nay. Nhà tôi sống ngay sát sông, những thiết bị điện tử đã được kê cao hoặc chuyển lên tầng 2. Nói chung là nước lên đến đâu thì chống đến đấy, cứ bình tĩnh thôi, vội cũng không được”, cô Lê Thị Loan, phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết.

Loạt tỉnh, thành phải cảnh giác với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất

TP Thái Nguyên ngập trong biển nước. Ảnh: Trần Thu Hường
(PLVN) -  Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cảnh báo, trong 3-6 giờ tới, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 100mm. Trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều địa phương thuộc khu vực Bắc Bộ.