Thư viện 'Nắng Mai' miễn phí ở miền sơn cước

Thư viện 'Nắng Mai' miễn phí ở miền sơn cước
(PLVN) - "Tôi nghĩ thư viện nho nhỏ này sẽ phần nào giúp các em học sinh mở mang kiến thức, giúp nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chúng ta có thể nghèo về vật chất nhưng không thể nghèo về tri thức”, anh Nha tâm sự

“Nắng Mai” trên miền sơn cước

Người dân xã Sơn Nguyên (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) nhắc đến vợ chồng anh Nguyễn Bá Nha (32 tuổi), chị Mai Thị Huy không ai là không biết. Người lớn, trẻ con đều tấm tắc ngợi khen. Bởi cách đây mấy tháng, đôi vợ chồng trẻ này thành lập một thư viện mang tên “Nắng mai” phục vụ miễn phí cho người dân.

Thư viện “Nắng mai” được đặt ngay tại nhà anh Nha, có diện tích khoảng 30m2. Tuy diện tích khá nhỏ nhưng việc bài trí khá gọn gàng, ngăn nắp. Thư viện dù khiêm tốn nhưng những sinh hoạt về văn hóa đọc của trẻ em và người nông dân lam lũ bỗng trở nên náo nhiệt cả một làng quê nghèo nơi mà việc đọc sách, yêu sách trước đây là một thứ gì đó xa lạ với nhiều người.

Ông Nguyễn Thiện Tình (phải) - Trưởng Phòng VH-TT huyện Sơn Hòa đến thăm thư viện Nắng mai và tặng sách cho anh Nguyễn Bá Nha
Ông Nguyễn Thiện Tình (phải) - Trưởng Phòng VH-TT huyện Sơn Hòa đến thăm thư viện Nắng mai và tặng sách cho anh Nguyễn Bá Nha 

Thư viện “Nắng mai” thành lập vào tháng 4/2019, là ước mơ mà anh Nha ấp ủ rất nhiều năm. Hiện thư viện đã có hơn 2.000 đầu sách các loại như: văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học trí thức, thiếu nhi, truyện tranh, kỹ năng sống, trồng trọt, chăn nuôi…

“Là người mê đọc sách, nhưng khi nhìn lại nơi mình đang sinh sống có không ít thiếu nhi chưa biết đến truyện tranh cổ tích, lịch sử, sách đố vui để học; nông dân thiếu kiến thức trồng trọt, chăn nuôi; phụ nữ cũng cần những trang sách chăm sóc con trẻ… nên tôi mong muốn đưa kiến thức từ sách đến người dân vùng cao, đặc biệt là trẻ em, tôi quyết định thành lập thư viện để phục vụ miễn phí cho tất cả mọi người”, anh Nha chia sẻ.

Sau khi thành lập, thư viện “Nắng mai” còn được nhiều tổ chức, cá nhân tặng sách, hỗ trợ tiền tu bổ cơ sở vật chất cho thư viện. Trong đó, thư viện tỉnh Phú Yên hỗ trợ 2 tủ đựng sách cùng 100 đầu sách trị giá gần 4,5 triệu đồng, nhà sách Gia Lai CTC chi nhánh Phú Yên tặng gần 100 đầu sách, chị Đào Linh (ngụ huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) tặng 700 tập truyện thiếu nhi, chị Lê Minh Thu (ngụ Hà Nội) hỗ trợ 5 triệu đồng để lợp ngói phòng đọc của thư viện cho thoáng mát… nâng tổng số đầu sách của thư viện lên hơn 2.000 cuốn. Mới đây, ngày 8/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương cũng đã đến thăm thư viện “Nắng mai” và tặng một bộ máy tính. 

“Ở đây tụi em không có tiền để mua truyện về đọc nên ngày nghỉ học, em đến thư viện “Nắng mai” đọc truyện. Hôm nào đọc chưa xong, em mượn đem về nhà đọc tiếp. Các thầy cô cũng khuyến khích đến đây đọc sách vì sách bổ ích, khuyến khích tinh thần đọc sách để mở mang kiến thức. Ở làng có thư viện với nhiều sách như thế này làm em rất vui”, em Nguyễn Thị Tuyết (10 tuổi, ngụ thôn Nguyên Hà) cho biết.

Theo anh Nha, mỗi ngày, thư viện “Nắng mai” mở cửa từ 6h30 - 22h, mỗi bạn đọc có thể mượn về nhà từ 1 - 5 quyển sách với thời gian một ngày đến một tuần. Vợ chồng anh mong muốn, trong tương lai, thư viện sẽ nhận được thêm nhiều sách hơn nữa để các đầu sách được đa dạng hơn.

Cảm mến tấm lòng anh Nguyễn Bá Nha, nhiều bạn đọc đã tặng sách cho thư viện của anh
Cảm mến tấm lòng anh Nguyễn Bá Nha, nhiều bạn đọc đã tặng sách cho thư viện của anh 

“Tôi nghĩ thư viện nho nhỏ này sẽ phần nào giúp các em học sinh mở mang kiến thức, giúp nông dân tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chúng ta có thể nghèo về vật chất nhưng không thể nghèo về tri thức. Thư viện sẽ là nơi mọi người, bất kể lứa tuổi hay nghề nghiệp, có thể đến đây đọc sách tiếp thêm kiến thức”, anh Nha tâm sự.

Ông Nguyễn Thiện Tình - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Hòa cho biết, khu vực miền núi huyện Sơn Hòa chỉ có khoảng 30% người dân có điều kiện với sách. Đây là một khoảng cách rất lớn so với các địa phương khác. Chính vì vậy, việc thành lập thư viện “Nắng mai” của vợ chồng anh Nha là việc làm rất ý nghĩa. 

“Nỗ lực tích cực của vợ chồng anh Nha đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, tạo ra một điểm đến văn hóa hấp dẫn, bổ ích cho nhiều đối tượng bạn đọc ở một vùng quê. Chúng tôi rất trân quý và ghi nhận việc làm đầy ý nghĩa này của vợ chồng anh Nha”, ông Tình nói.

Đam mê sáng tạo

Anh Nha sinh ra tại tỉnh Gia Lai. Nhà nghèo, anh chỉ hết lớp 9 rồi nghỉ, sau đó đi làm thuê khắp các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum… Năm 2005, anh Nha làm công nhân xây cầu ở thôn Nguyên Hà rồi quen và yêu chị Huy là người địa phương. Năm 2007, sau khi nên duyên vợ chồng, anh quyết định ở lại Nguyên Hà lập nghiệp và được cha mẹ vợ cho 5.000m2 đất để làm vốn liếng. Chăm chỉ làm ăn, vợ chồng anh cũng xây được căn nhà cấp 4. Không chỉ canh tác trên đất của mình mà anh còn đi phụ hồ, rồi trở thành thợ xây thạo nghề.

Khi đã có 2 đứa con, nhưng anh Nha vẫn ước mơ có được tấm bằng đại học. Vậy nên, năm 2013, anh bắt đầu theo học bổ túc THPT. Sau khi tốt nghiệp THPT, tháng 9/2016, anh trúng tuyển vào ngành Việt Nam học của Trường Đại học Thái Bình Dương (ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Vừa học, anh vừa làm thuê đủ thứ nghề để có tiền lo cuộc sống cho mình, gia đình và mua sách. 

Thư viện Nắng mai ngày càng "giàu có" do nhận được nhiều sách báo do các cơ quan, cá nhân biếu tặng và ủng hộ
Thư viện Nắng mai ngày càng "giàu có" do nhận được nhiều sách báo do các cơ quan, cá nhân biếu tặng và ủng hộ

Trong thời gian học đại học, anh Nha được bầu vào Ban Chấp hành Hội Sinh viên Trường Đại học Thái Bình Dương. Cũng trong thời gian này, anh Nha đem niềm mơ ước thành lập thư viện chia sẻ với thầy cô ở Trường Đại học Thái Bình Dương nên được nhiều thầy cô tặng sách. Đặc biệt, anh được ông Phạm Thanh Đảng (nguyên Trưởng khoa Lý luận chính trị, Học viện Hải quân Việt Nam, ở TP.Nha Trang) tặng nguyên tủ sách với số lượng 600 cuốn. 

Năm 2012, anh Nha trúng cử vào Ban Chấp hành xã đoàn Sơn Nguyên, nhiệm kỳ 2012 - 2017, làm Bí thư chi đoàn thôn Nguyên Hà. Năm 2014, anh vinh dự được bầu chọn là 1 trong 3 thanh niên của tỉnh Phú Yên tham dự Đại hội thanh niên tiên tiến toàn quốc năm 2014. 

Chưa dừng lại ở đó, anh Nha còn đam mê sáng tạo khoa học kỹ thuật. Với mô hình “Bếp tiện ích” cấu tạo bằng thép, sử dụng quạt kích hoạt điện 12V, sử dụng nguyên liệu rác thải thực vật, giấy vụn làm chất đốt, không khói, anh đạt giải ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 5 năm 2013 và giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 5 năm 2013. Với mô hình “Máy làm mát môi trường không khí tự nhiên”, anh đã đạt giải ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 7 năm 2016.

Ông Nguyễn Công Thành - Trưởng thôn Nguyên Hà, cho biết: “Anh Nha là một trong những tấm gương sáng của địa phương. Không chỉ thành lập thư viện sách cho người dân đọc miễn phí, mà anh còn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người khi họ cần. Anh làm việc gì cũng giỏi, cũng hay, kể cả việc viết báo. Anh là một cây bút đặc biệt với chúng tôi”.

Trong khi nhiều thư viện lớn đang thiếu vắng bạn đọc, văn hóa đọc hầu như bị lãng quên thì việc mở thư viện phục vụ miễn phí của vợ chồng anh Nha thật đáng trân quý. Đây thật sự là một việc làm đậm tính nhân văn, góp phần tạo thói quen đọc sách cho đông đảo người dân và cho thế hệ trẻ. 

Đọc thêm

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp 1 được phụ cấp cao hơn nhà giáo khác?

Đại biểu Nguyễn Thanh Phong, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long tham gia ý kiến.

(PLVN) - Cho rằng giáo viên lớp 1 là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền tảng vững chắc cho những lớp sau, Đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác cao hơn so với các nhà giáo khác để có thêm động lực nỗ lực nhiều hơn.

Khát vọng đưa giáo dục ngang tầm với các nước phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: MOET).
(PLVN) - Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và ý kiến trao đổi của các thành viên Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 đề trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, dự kiến trước ngày 20/11/2024.

Cơ quan chủ quản yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giải trình về thu, chi tài chính

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có địa chỉ tại 126 P. Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, TP Hà Nội.
(PLVN) - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại Nguyễn Trung Sơn khẳng định, khoảng 10 năm nay, nhà trường không có tiền để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề (phụ cấp đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ giao viên, kể cả bản thân ông. Vấn đề này đã được nhà trường báo cáo tài chính, kiến nghị với Bộ Công Thương hàng năm, nhưng chưa bao giờ nhận lại được phản hồi.