Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng
0:00 / 0:00
0:00

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện nay, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang được đồng loạt triển khai và đẩy nhanh tiến độ; nhiều công trình dân sinh, nhà ở của người dân, các dự án nhà ở, bất động sản tại nhiều địa phương cũng được xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực để giai đoạn 2026 – 2030 tăng trưởng ở mức hai con số. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương tập trung bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là đối với các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng, đặc biệt các loại cát, sỏi, đá, gạch, vật liệu san nền, đắp nền đường,… tăng cao bất thường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng, tiến độ thi công công trình. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất hiện các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu thị trường vật liệu xây dựng, tình trạng chậm trễ, ách tắc trong cấp phép khai thác cát, sỏi, đá xây dựng, tình trạng đầu cơ, găm hàng, đội giá và có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn thị trường vật liệu xây dựng.

Nắm bắt diễn biến thị trường vật liệu xây dựng để chủ động có giải pháp giảm giá kịp thời

Để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục các hạn chế, bình ổn giá cả vật liệu xây dựng và đảm bảo tiến độ thi công các công trình trọng điểm quốc gia, cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân sinh, nhà ở của người dân, các dự án nhà ở, bất động sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi, nắm bắt thường xuyên diễn biến thị trường, biến động giá vật liệu xây dựng trên thị trường để chủ động có giải pháp giảm giá kịp thời, hiệu quả nhất là vật liệu xây dựng, cát, đá, sỏi, gạch, vật liệu san nền, đắp nền đường…; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo ngay cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kịp thời, hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẩn trương cho rà soát, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương quy hoạch, xác định các mỏ, các nguồn cung, công suất, khả năng cung cấp để bảo đảm cân đối cung cầu, kịp thời xử lý ngay các khó khăn vướng mắc nhất là thiếu hụt cục bộ trên từng địa bàn, địa phương và trên toàn quốc, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.

Tăng cường hướng dẫn các địa phương kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng thuộc địa bàn quản lý, đảm bảo phản ánh đúng chi phí cấu thành giá vật liệu và phù hợp với mặt bằng giá thị trường.

Kiểm tra và khẩn trương đôn đốc các doanh nghiệp vật liệu xây dựng tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế, phát triển các vật liệu cải tiến, vật liệu thay thế, giảm giá thành sản phẩm.

Tích cực chỉ đạo, đôn đốc đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường theo đúng Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030, trong đó, đến hết năm 2025 đạt tỷ lệ thay thế từ 35-40%, giảm phát thải khí CO2trên 2,5 triệu tấn/năm.

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành theo hình thức rút gọn Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản trước ngày 01 tháng 7 năm 2025, trong đó tập trung phân cấp, phân quyền triệt để theo Kết luận số 115-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong việc cấp phép khai thác khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng, kịp thời giải quyết cấp bách nguồn cung cát, sỏi, đá, vật liệu san nền, đắp đường,….

Đồng thời, khẩn trương rà soát, cắt giảm ngay các thủ tục hành chính về đất đai, đánh giá tác động môi trường có liên quan đến việc khai thác khoáng sản, bảo đảm chỉ tiêu cắt giảm tối thiểu 30% thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh của 515 thủ tục hành chính liên quan và 859 điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thành trước ngày 15 tháng 6 năm 2025 (đã đôn đốc nhiều lần); Chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ, giải quyết ngay các hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đảm bảo nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất ổn định, liên tục, thông suốt và không để ách tắc chỉ vì thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, quan liêu trong xử lý.

Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi các dự án được cấp phép khai thác khoáng sản nhóm IV trực tiếp cho nhà thầu khai thác; kiên quyết cắt giảm các khâu trung gian phát sinh tiêu cực tham nhũng; khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng, san lấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long được áp dụng các quy định tương tự cho khoáng sản nhóm IV, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương quy hoạch, khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng mỏ, thu hồi đất để cấp phép bổ sung các mỏ, điều chỉnh công suất khai thác để bảo đảm cân đối cung cầu, cung ứng đủ vật liệu xây dựng trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động khai thác các mỏ vật liệu được cấp phép, công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo minh bạch, công bằng tiếp cận cho mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia, chống lợi ích nhóm cục bộ, địa phương, không để đầu cơ, găm hàng, đội giá, thao túng thị trường vật liệu xây dựng.

Đẩy mạnh hoạt động điều tra đánh giá dứt điểm tài nguyên các mỏ vật liệu xây dựng, cát biển.

Xử lý hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hoá vật liệu xây dựng

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan chức năng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hoá vật liệu xây dựng; xử lý triệt để hàng hoá vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng thị trường, đầu cơ trục lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và các hành vi bao che, bảo kê, tham nhũng, làm ngơ để tình trạng vi phạm tái diễn, không xử lý triệt để.

Thanh tra Chính phủ khẩn trương xác định và tiến hành ngay việc thanh tra các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường tại các địa bàn trọng điểm và xử lý nghiêm theo pháp luật trường hợp vi phạm.

Ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng phục vụ các công trình quan trọng, công trình dân sinh cấp bách

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn; quy hoạch, xác định các mỏ, các nguồn cung, công suất, khả năng cung cấp; đẩy nhanh việc cấp phép khai thác mỏ, gia hạn, điều chỉnh công suất khai thác, giao mỏ trực tiếp cho các nhà thầu thuộc các dự án còn thiếu, các dự án quan trọng quốc gia,… để bảo đảm cân đối cung cầu, kịp thời xử lý ngay các thiếu hụt cục bộ trên từng địa bàn, địa phương, hoàn thành trước ngày 20 tháng 6 năm 2025.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc, bám sát diễn biến thị trường xây dựng, chủ động có giải pháp xử lý theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền; kiểm soát việc kê khai, niêm yết giá theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch thông tin về giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, tránh các hiện tượng "đầu cơ, thổi giá".

Kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng đảm bảo phản ánh đúng chi phí cấu thành giá vật liệu và phù hợp với mặt bằng giá thị trường. Đối với các vật liệu có biến động bất thường, công bố theo định kỳ hàng tháng, hoặc sớm hơn khi cần thiết, các trường hợp cấp bách phải xử lý ngay.

Ưu tiên đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng phục vụ các công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia, các dự án công trình phải về đích sớm, công trình dân sinh cấp bách.

Tích cực, chủ động kiểm tra thực tế, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong khai thác, vận chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng, vi phạm trong cấp phép, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; giải quyết xoá bỏ các bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng trái phép. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng vi phạm tái diễn, không xử lý triệt để hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra đôn đốc và điều hành không cương quyết, không dứt khoát.

Đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng cát nhân tạo, chế biến tuyển rửa cát biển làm cát xây dựng, xử lý chất thải làm vật liệu xây dựng, vật liệu mới góp phần đẩy mạnh nguồn cung tiêu thụ, bình ổn giá cả vật liệu xây dựng trên địa bàn và ổn định thị trường vật liệu xây dựng của cả nước. Khuyến khích, nhân rộng đổi mới sáng tạo và quản lý hiệu quả các mô hình sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng thông thường.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ khẩn trương và thường xuyên đôn đốc, thúc đẩy các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này./.

Đọc thêm

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên

Mời nhà đầu tư Cảng cạn 1.700 tỷ tại Thái Nguyên
(PLVN) - Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên mời các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu tham gia đầu tư Dự án Cảng cạn Tiên Phong. Quy mô Cảng cạn khoảng 14,35ha với tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ, thời gian hoạt động 50 năm.

Cục Hải quan hoàn thành chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới chỉ trong 15 ngày

Tại buổi gặp mặt Phó Cục trưởng Trần Đức Hùng đã thông tin về một số kết quả của ngành Hải quan 6 tháng năm 2025. (Ảnh HP)
(PLVN) - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Trần Đức Hùng cho biết, chỉ sau 15 ngày Quyết định số 382/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực (từ 1/3/2025 đến 0 giờ ngày 15/3/2025), toàn bộ công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị bên trong Cục Hải quan đã hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức bộ máy mới.

Đầu tư hơn 251 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp trường THPT Chu Văn An

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ (TP. Hà Nội) vừa mới phát đi thông báo mời thầu gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp Trường THPT Chu Văn An với tổng mức đầu tư 251,591 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Quận.

Liên danh Công ty Khánh Hòa - Miền Trung trúng gói thầu hơn 976 tỷ đồng tại tỉnh Khánh Hòa

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và giao thông tỉnh Khánh Hòa vừa mới công bố kết quả trúng thầu Gói thầu số 11 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án thành phần 1 Dự án Xây dựng đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh thuộc Dự án Đường giao thông liên vùng huyện Diên Khánh có giá trúng thầu hơn 976,73 tỷ đồng.

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025

Nhiều dự án trọng điểm được các tỉnh Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ. (Trong ảnh: Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại tỉnh Bình Dương)
(PLVN) - Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, “bức tranh” kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, để cán đích tăng trưởng hai con số như mục tiêu đề ra, các địa phương trong vùng đang tăng tốc triển khai hàng loạt giải pháp mang tính căn cơ, quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Hà Nội: Đấu thầu gói thầu xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (Long Biên) gần 600 tỷ đồng

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang tổ chức triển khai đấu thầu rộng rãi qua mạng gói thầu 01/XL Thi công xây dựng hầm (bao gồm cả thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông đồng bộ) thuộc Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên, TP. Hà Nội có giá trị gần 600 tỷ đồng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Phân cấp, phân quyền phải 'rõ người, rõ việc', không để 'giao quyền mà không giao lực'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi rà soát 1.055 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã làm rõ hơn 1.000 thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, trong đó 500 thẩm quyền thuộc trách nhiệm của bộ trưởng. Việc phân cấp, phân quyền không chỉ để chia việc, mà nhằm kiến tạo tư duy quản lý mới, hiệu quả, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm và nguồn lực, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và thiếu rõ ràng trong thực thi.

Công ty Xây dựng Cát Hải trúng 2 gói thầu hơn 407 tỷ đồng tại Hà Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Cát Hải trúng cả 2 gói thầu thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị của 2 dự án nhà ở xã hội (Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tại TP. Phủ Lý. Tổng giá trị trúng thầu của cả 2 gói thầu là hơn 407 tỷ đồng.

Hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy 'thanh toán không dùng tiền mặt'

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng: Khi phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên phải thanh toán không tiền mặt. (Ảnh: TTO)
(PLVN) -  Phát biểu tại Hội thảo "Thanh toán không dùng tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số", ngày 14/6, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, khi chúng ta có 1 nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu thì mọi hoạt động kinh tế số sẽ phát triển. Đơn cử khi chúng ta phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 1: 'Nỗi lòng' của các hộ kinh doanh

Khá nhiều hộ kinh doanh trên các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào… vẫn “cửa đóng then cài”. (Ảnh chụp lúc 10h ngày 10/6. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Theo quy định của Nghị định số 70/2025/NĐ-CP, kể từ ngày 1/6, các hộ kinh doanh (HKD) nộp thuế khoán có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền, cũng như tiến tới bỏ chế độ thuế khoán (TK) từ năm 2026. Khi Nhà nước đưa ra quy định này, có nhiều HKD tỏ ý đồng thuận, nhưng cũng không ít trường hợp còn hoang mang, lo lắng…

Đàm phán Việt Nam - Mỹ đạt nhiều tiến bộ

Cuộc đàm phán của Bộ trưởng Bộ Công Thương với Đại sứ Jamieson Greer, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ.
(PLVN) -  Ngày 15/6, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán lần thứ 3 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ. Đặc biệt, trong vòng đàm phán này, lần đầu tiên, đã có cuộc đàm phán cùng lúc giữa Bộ trưởng Công Thương với 2 Bộ trưởng của Mỹ.

Khắc phục chồng chéo, nâng tầm tiêu chuẩn quốc gia

Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Quốc hội mới thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2025 (Luật sửa đổi) - văn bản được kỳ vọng trở thành “hạ tầng mềm” mới, nâng cao chất lượng quốc gia, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.