Thủ tướng 'xắn tay gỡ vướng' cùng Bộ Y tế, bệnh viện vững tâm tự vượt khó

Nhiều bệnh viện đang nỗ lực để đáp ứng đủ nhu cầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Ảnh minh họa
Nhiều bệnh viện đang nỗ lực để đáp ứng đủ nhu cầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính và sự đồng lòng, chia sẻ của người dân tiếp thêm động lực giúp các bệnh viện vững tâm, mạnh dạn tìm mọi cách giải quyết khó khăn, đáp ứng đủ nhu cầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ bệnh nhân...

Chủ động tìm nguồn cung

Nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Hội, Bệnh viện K… thời gian qua đều gặp tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Để cải thiện tình hình và để phục vụ bệnh nhân tốt, các đơn vị cũng linh hoạt tìm nguồn cung mới. Tuy nhiên, PGS.TS.BS. Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, trước khi có chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, việc giải quyết thực trạng này không đơn giản.

PGS.TS.BS. Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội
PGS.TS.BS. Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội

Vì người bệnh, Bệnh viện Tim Hà Nội luôn chủ động tìm nguồn phù hợp và tiến hành đấu thầu thuốc, vật tư... Để tránh những sai sót không đáng có, bệnh viện xác định phải thực hiện quy trình thầu theo quy định nghiêm ngặt của pháp luật.

Song, theo PGS.TS.BS. Nguyễn Sinh Hiền, có một số quy định của Bộ Y tế không còn phù hợp, như Thông tư 14, yêu cầu giá vật tư năm nay không được cao hơn năm trước, trong khi đó thị trường trượt giá vì nhiều lý do. Vì vậy, bệnh viện dễ trượt thầu. Trượt thầu thì phải đấu thầu lại, mỗi lần thầu mất 2-3 tháng.

Thực trạng trên dẫn đến thiếu vật tư, trang thiết bị y tế trầm trọng ở nhiều bệnh viện. "Nếu như chỉ có một viện thiếu thì còn có thể "vay" những viện khác được, nhưng bây giờ thì không thể làm thế được, gây ra tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế trầm trọng toàn bộ hệ thống”, ông Hiền cho hay.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo bảo đảm đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Ngày 24/8/2022, xét Báo cáo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về kết quả tọa đàm “Các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế”, Thủ tướng có ý kiến “Đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo kiến nghị của chuyên gia tại báo cáo nêu trên để chỉ đạo thực hiện các giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh”.

Sau chỉ đạo của Thủ tướng, các bệnh viện vững tâm hơn khi chủ động lựa chọn đơn vị cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế.

“Ban đầu khi xảy ra những sự việc đáng tiếc của ngành Y, chúng tôi cũng ngần ngại, lo lắng. Nhưng khi Thủ tướng “xắn tay” vào giải quyết vấn đề nan giải này cùng Bộ Y tế và người dân đồng lòng, chia sẻ, chúng tôi được tiếp thêm tinh thần, mạnh dạn tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế cho bệnh nhân”, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội bày tỏ.

PGS.TS.BS. Nguyễn Sinh Hiền chia sẻ thêm, hiện Bệnh viện Tim Hà Nội không còn tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Còn một số máy móc sau quá trình sử dụng đã cũ nên đang làm đấu thầu lại, có thể trong tháng 10 này có kết quả đấu thầu.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai cũng rất chủ động "gỡ khó". Ngay khi nhận thấy nguy cơ thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị rà soát tất cả nguyên nhân khách quan, chủ quan, công tác đấu thầu để kịp thời xử lý những vướng mắc.

“Nguyên nhân nào khách quan, nếu không thể khắc phục được thì báo cấp trên. Đơn cử văn bản pháp quy không thể thực hiện được thì có đề xuất lên trên. Nguyên nhân nào khắc phục được thì Bệnh viện chủ động giải quyết luôn. Nhờ đó, bệnh viện vơi dần nỗi lo thiếu thuốc, vật tư khám chữa bệnh”, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người dân là trên hết

Về nguyên nhân thiếu thuốc, vật tư y tế và trang thiết bị y tế, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, có tình trạng thiếu một số loại thuốc và vật tư y tế ở một số cơ sở khám chữa bệnh.

Về nguyên nhân, Thứ trưởng Bộ Y tế phân tích, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ trước khoảng 20-30%, ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu và triển khai kế hoạch mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế của các cơ sở y tế. Một số đơn vị y tế chậm triển khai thực hiện đấu thầu, mua sắm. "Có hiện tượng đơn vị y tế và địa phương có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra, không dám làm, không dám mua sắm...", PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nói.

Mặt khác, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác cũng chịu ảnh hưởng nguồn cung thuốc, trang thiết bị y tế do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch bệnh và chiến dịch quân sự ở Ukraine. Các thuốc y học cổ truyền thiếu nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc do nước bạn phong toả, cách ly dịch bệnh.

Bộ Y tế đã rà soát tổng thể các quy định hiện hành liên quan đến công tác mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế và đề ra loạt giải pháp để giải quyết hiệu quả tình trạng trên.

Ngày 4/4/2022, Bộ Y tế đã có Công văn số 1672/BYT-TB-CT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện kê khai, cập nhật và công khai giá trang thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, thời gian tới, Bộ tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan hoàn thiện thể chế mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, cụ thể là trình Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật đấu thầu, Luật giá, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Nghị quyết bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế.

Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Mai Thanh

Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Mai Thanh

Tính tại thời điểm hiện tại đang có 21.145 thuốc có giấy đăng ký lưu hành đang còn hiệu lực. Vì vậy nguồn cung ứng thuốc trên thị trường đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện việc gia hạn hiệu lực Giấy đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại mục 3.1 và 3.8 Nghị quyết số 30/2021/QH15 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và để bảo đảm nguồn cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc ổn định trên thị trường, bảo đảm có đủ thuốc phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới. Đặc biệt, trong trường hợp dịch bệnh tái bùng phát mà các chính sách, quy định hiện hành chưa kịp sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo quy trình, thủ tục thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quyền quyết định cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kích hoạt lại các biện pháp phòng, chống dịch, các văn bản đã ban hành theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 còn phù hợp và ban hành quy định về phòng, chống dịch khác với quy định của Luật tại mục 3.3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 để kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đồng thời chủ động, tích cực ban hành văn bản theo thẩm quyền Thông tư thay thế để bảo đảm cung ứng đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế trong khám bệnh, chữa bệnh của người dân trong thời gian tới.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xem xét, kiến nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ đối một số loại thuốc hiếm, thuốc cần thiết cho điều trị các bệnh hiếm gặp để kịp thời phục vụ công tác mua sắm, điều trị của các cơ sở y tế.

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dược trong nước triển khai sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồn cung trong nước.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối các cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc để theo dõi nguồn cung của các thuốc, qua đó có căn cứ để điều tiết kịp thời việc nhập khẩu, kinh doanh thuốc của các cơ sở để đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị.

Chủ động đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tăng cường năng lực, hiệu quả công tác mua sắm, đấu thầu; đẩy mạnh cấp phép, quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế, cấp phép nhanh nhất khi có đề nghị của các cơ sở nhập khẩu, cơ sở khám chữa bệnh đối với các thuốc hiếm về nguồn cung, sử dụng cho bệnh hiếm, nhu cầu điều trị của bệnh viện; đẩy nhanh tiến độ các gói thầu đối với các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá...

“Những công việc mà chúng tôi đã và đang triển khai khẳng định toàn ngành y tế đang nỗ lực, quyết tâm bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tôi tin rằng, những tồn tại sẽ từng bước được cải thiện, nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân sẽ được đáp ứng tốt hơn”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.