Thủ tướng Việt Nam được ca ngợi là biểu tượng lãnh đạo ở châu Á

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La, Singapore, năm 2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La, Singapore, năm 2013.
Tờ Korea Herald của Hàn Quốc số ra ngày 2/2 đăng bài viết nhận định, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là nguyên thủ được đánh giá cao bởi các tổ chức và các tờ báo hàng đầu ở Châu Á và trên thế giới năm 2013…
Theo tờ báo, Thủ tướng Việt Nam được ghi nhận nhờ khả năng lãnh đạo cũng như thông điệp “lòng tin chiến lược” nhằm giải quyết căng thẳng trong khu vực và những thách thức về kinh tế. Bên cạnh đó, trong bối cảnh có nhiều vấn đề phát sinh trong nước liên quan đến việc triển khai nghị quyết trung ương 4 của Đảng cộng sản Việt Nam, và việc Việt Nam chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi những khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như nội địa, ông đã kiên quyết lãnh đạo nền kinh tế Việt Nam vượt qua mọi thách thức để đạt chí số tăng trưởng GDP là 5,4%, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Năm 2013, căng thẳng an ninh và mâu thuẫn ngoại giao tăng cao ở Châu Á. Sự suy giảm lòng tin trong khu vực được cho là sẽ càng trở nên trầm trọng hơn trong năm nay, gia tăng sự mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu hợp tác kinh tế và bên kia là những xung đột an ninh giữa các nước lớn trong khu vực.
Việt Nam là một “hiện tượng” thú vị của Châu Á hiện nay, đứng cả trên phương diện chính trị và kinh tế, cách thức giải quyết xung đột chính trị và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là đất nước dù đang đối mặt với không ít khó khăn nhưng luôn tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế cũng như ngày một tự tin, quyết đoán trong việc tham gia giải quyết những vấn đề quốc tế nóng bỏng.
Xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2013 đã tăng 5 bậc chủ yếu nhờ cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát ở mức một con số, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hiệu quả thị trường, và giảm các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá năm 2013 Việt Nam đã thành công trong việc ổn định nền kinh tế, thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải thiện cán cân thương mại. Nền kinh tế không gặp phải sự cố nghiêm trọng nào, dù cho vấn đề nợ xấu hồi cuối năm ngoái đã phủ một màu xám xịt lên bức tranh tài chính, ngân hàng. Niềm tin đã kéo các nhà đầu tư trở lại thị trường Việt Nam với những tín hiệu sáng sủa. Những động thái cải cách quyết liệt đã khiến triển vọng của hơn 1 vạn doanh nghiệp trong nước “hồi sinh”,  và cam kết thúc đẩy khu vực tư nhân, tái cơ cấu nền kinh tế đã đưa Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ đầu tư hấp dẫn hàng đầu khu vực.
Sau 6 năm kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng “bấp bênh” do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tới cuối năm 2013 Việt Nam cơ bản đã “thoát đáy”, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định. Tình trạng đô-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể; niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục tăng trưởng ở hầu hết khu vực và ngành kinh tế. Nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn.
Trong khi Việt Nam “thoát đáy” ngoạn mục với thể chế ổn định, chính trị ôn hoà, đoàn kết và “có tiếng nói chung” thì các quốc gia Châu Á đã trải qua năm con Rắn đầy biến động, tranh chấp lãnh thổ leo thang, đỉnh điểm là tháng 11/2013, sau hàng loạt các hành động gây hấn trên biển Đông, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng khi thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Các nước trong khu vực cũng “nóng lên” trước tình trạng tranh cãi về quyền di chuyển, tự do hàng hải, tự do hàng không. Xung đột Nhật – Trung càng leo thang khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni. Chia rẽ an ninh đã đe dọa hội nhập kinh tế bất chấp những tiến bộ về hội nhập khu vực đã đạt được trong những năm trước.
Trên nền của bức tranh xám màu đó, năm 2013 hình ảnh Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng nổi lên trên chính trường Châu Á và quốc tế.
Tại Đối thoại Shangri-La 2013, hiệu ứng “lòng tin chiến lược” từ bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho cộng đồng quốc tế thấy rõ hình ảnh một Việt Nam dù gặp nhiều thách thức vẫn tỏ rõ vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm đối với công việc chung.
Bài phát biểu đã tạo ra một hiệu ứng lan toả mạnh mẽ và khái niệm “lòng tin chiến lược” được nhắc đến, sử dụng như một ý tưởng mới, một phương thuốc giải quyết những thách thức địa chính trị gay gắt nhất ở châu Á – Thái Bình Dương hiện nay. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra đúng đắn bản chất các cuộc xung đột, bất đồng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đó là sự hoài nghi chính trị làm nảy sinh tình trạng bế tắc, dẫn đến chỗ các cuộc xung đột vì thế không thể hoà giải được.
Năm 2013, ông Dũng xuất hiện nhiều trên báo chí Châu Á với rất nhiều lời khen ngợi. Trang tin điện tử của tờ báo Malay Mail (có bề dày lịch sử 117 năm hoạt động kể từ số phát hành đầu tiên vào năm 1896) gọi ông Dũng là “một nhà lãnh đạo Việt Nam thực thụ”.
Tờ The Korea Herald của Hàn Quốc khẳng định ông Nguyễn Tấn Dũng là vị thủ tướng có tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với công cuộc đổi mới tại Việt Nam. Tờ báo Viet Weekly nhận xét: Việc Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được mời làm diễn giả chính cho Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á Đối thoại Shangri-La nói lên vai trò và vị thế được coi trọng của Việt Nam trong cái nhìn của giới chính trị và quân sự trong khu vực và trên thế giới.
Tạp chí Eurasia Review bày tỏ: Thủ tướng Việt Nam đã đúng khi truyền tải thông điệp “cần phải có hòa bình và hợp tác, và điều này phụ thuộc vào nhân tố hàng đầu là lòng tin chiến lược”. Tạp chí này cũng đồng tình với nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng triển vọng diễn biến của an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào việc kiềm chế những hành động hung hăng và nhấn mạnh rằng nếu sự cạnh tranh và can dự đó mang những toan tính của riêng mình, bất bình đẳng, trái với luật pháp quốc tế, thiếu minh bạch thì không thể củng cố được lòng tin chiến lược, dễ dẫn tới chia rẽ, nghi kỵ và nguy cơ kiềm chế lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Thậm chí hãng tin danh tiếng Bloomberg cũng khéo léo “khen” Thủ tướng Việt Nam khi ông cam kết đưa các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào thị trường cạnh tranh và cho phép tăng quyền sở hữu của nước ngoài tại các ngân hàng trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực vực dậy đà tăng trưởng và tham gia vào các thỏa thuận thương mại.
Với hàng loạt những dấu ấn đặc biệt như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được độc giả của báo Huffington Post bình chọn là vị nguyên thủ được khen ngợi nhiều nhất tại Châu Á năm 2013, vị nguyên thủ có tầm ảnh hưởng lớn ở Việt Nam cũng như khu vực.
Ông Dũng cũng là vị nguyên thủ duy nhất của Việt Nam từng được Tạp chí World Bussiness bầu chọn là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á khi ông mới nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên. Khi đó, ông đã xuất sắc đưa kinh tế Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế và thực hiện hàng loạt biện pháp cải cách với kỳ vọng nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành “con rồng châu Á”.
Link bài trên Korea Times http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20140202000325

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.