Thủ tướng tới thăm và nói chuyện với bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Thủ tướng yêu cầu ngành Y tế, các địa phương, các ngành chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu ngành Y tế, các địa phương, các ngành chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe của nhân dân.
(PLO) - Nhân kỷ niệm 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, cuối tuần qua, tới thăm và nói chuyện với lãnh đạo cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng 5 Bệnh viện Trung ương tuyến cuối để đưa các bệnh viện này vào hoạt động hiệu quả trong năm 2018.

gười đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý: “Đây mới là cái vỏ của bệnh viện mới. Cái ruột, tức là chất lượng, uy tín của các thầy thuốc ở bệnh viện ấy cùng các trang thiết bị cần thiết mới quyết định số lượng bệnh nhân tới khám”.

Một nhiệm vụ rất vẻ vang

Gửi lời thăm hỏi ân cần nhất đến 4.000 thầy thuốc, nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy- bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất nước ta (thành lập cách đây 108 năm)- là bệnh viện tuyến kỹ thuật sau cùng làm nhiệm vụ hỗ trợ cho 24 tỉnh, thành phố phía Nam, Thủ tướng chúc các thầy thuốc, nhân viên Bệnh viện một mùa xuân tràn đầy sức khỏe để phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân và giao nhiệm vụ cao cả này cho đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.

Nhắc lại lời của Bác Hồ cách đây 63 năm, “người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”, Thủ tướng vui mừng cho rằng, trên thế giới có kỹ thuật hiện đại nào, có loại thuốc mới nào thì gần như trong thời gian rất ngắn, các thầy thuốc, bác sĩ của ta để tiếp cận, ứng dụng, làm chủ được công nghệ đó. Hiện, Bệnh viện Chợ Rẫy có hơn 1,5 triệu lượt người đến khám và cấp cứu. Số giường bệnh nội trú trên 2.700 giường, trong khi giường kế hoạch chỉ có 1.900 giường. “Những con số biết nói này đã thể hiện, ghi nhận tài năng, uy tín của Bệnh viện đối với người bệnh và nhân dân, nhất là các tỉnh phía Nam” - Thủ tướng nói.

Chấn chỉnh ngay tình trạng thờ ơ, vô cảm

Vui mừng, phấn khởi trước những kết quả mà Bệnh viện này đạt được, nhưng Thủ tướng cũng chỉ ra không ít những bất cập, tồn tại mà ngành Y tế cần khắc phục. “Vẫn còn hiện tượng trong ngành Y tế vô cảm trước nỗi đau bệnh tật của người bệnh. Đây là những hành vi không những làm tổn hại y đức mà còn trái với lời căn dặn của Bác Hồ là thầy thuốc phải như mẹ hiền”, Thủ tướng chỉ rõ, đồng thời yêu cầu thời gian tới, ngành Y tế, các địa phương, các ngành chức năng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân; tiếp tục trau dồi, nâng cao y đức.

Bên cạnh đó, công tác giảm quá tải bệnh viện cần tiếp tục, đồng bộ hơn; phấn đấu không để tình trạng người bệnh phải nằm ghép trong các cơ sở khám chữa bệnh. Những năm gần đây, Chính phủ đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho ngành Y tế. Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, phải sử dụng, phát huy thật hiệu quả nguồn lực đầu tư cho ngành Y tế, đặc biệt là các bệnh viện lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy.

Chia sẻ về tình trạng lạm dụng thuốc và kháng sinh, Thủ tướng trăn trở phải tìm ra “bài toán” cũng như vận dụng những phương pháp, những cách làm mới để giảm thiểu tình trạng này. Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện, Sở Y tế cần tham mưu đề xuất những chủ trương biện pháp tốt hơn nữa, sát hơn nữa để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh. Không để thiết bị chất lượng kém vào các bệnh viện với giá cao. Cần bảo đảm đủ thuốc chất lượng tốt, giá cả hợp lý; chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn, không có đơn. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh, cho lưu hành thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Một vấn đề nữa mà Thủ tướng đặt ra là ngành Y tế cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh khi mà nhiều nơi còn rườm rà, còn tình trạng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân xếp hàng dài, gây nhiều phiền nhiễu cho bệnh nhân. Do đó, cần nhân rộng bệnh án điện tử, bác sĩ gia đình, sử dụng chung kết quả xét nghiệm… Ngoài ra, ngành Y tế cũng cần lưu ý đến việc bảo đảm an ninh an toàn trong bệnh viện, không để xảy ra những vụ việc không đáng có, trong đó sớm khắc phục một số tiêu cực trong một số bệnh viện như độc quyền cung cấp dịch vụ hậu cần bệnh viện như xe cứu thương, xe taxi, dịch vụ ăn uống, dịch vụ an ninh trong bệnh viện… Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu chính quyền các địa phương, ngành chức năng có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe của thầy thuốc và nhân viên của ngành Y tế - một thực trạng đang xảy ra ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Các cơ quan chức năng, nhất là ngành Công an điều tra, xử lý nghiêm những hành động gây thương tích cho các cán bộ ngành Y tế, đặc biệt một số vụ như vừa xảy ra ở Yên Bái.

Nhân dịp này, Thủ tướng khẳng định cơ sở 2 của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được bố trí vốn đối ứng để tiếp tục triển khai và món quà mà Thủ tướng mang đến tặng Bệnh viện là dành khoản tiền 25 triệu USD vốn ODA của Chính phủ Áo giai đoạn 2 cho Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục đầu tư trang thiết bị.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.