Thủ tướng: Tinh thần của U23 phải được thể hiện rõ trong năm 2018

Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLO) - Ấn tượng mạnh mẽ về một số chỉ tiêu trong tháng đầu tiên của năm 2018 nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan không lơ là, chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được.

Thể hiện rõ tinh thần của U23 

Ngày 2/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2018. Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng năm 2018 mở đầu tốt hơn cùng kỳ năm 2017. Theo đó, tiếp đà của năm 2017, với sự chỉ đạo chủ động thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội có chuyển biến tích cực. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tăng đến 53,4 điểm, cao nhất ASEAN, thể hiện niềm tin lớn của người tiêu dùng và xã hội. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,9%, tạo động lực cho tăng trưởng GDP. Khách du lịch quốc tế tăng đến 42%, đạt trên 1,4 triệu lượt người. Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng cao, trong đó có 10.800 doanh nghiệp thành lập mới và có thêm trên 4.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng thiên tai...

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý một số chỉ tiêu như tỷ lệ hàng Việt Nam tiêu thụ thấp so với hàng nhập khẩu. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, xuất nhập khẩu/GDP đến 190% nên mọi sự biến động của toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam, nhất là những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc… Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh không thể lơ là, chủ quan, thỏa mãn với kết quả của tháng 1/2018 và không lơ là, mất cảnh giác với tình hình chung của thế giới và trong nước. Thủ tướng nhắc lại bài học kinh nghiệm cũng như thành công của Đội tuyển U23 Việt Nam là ý chí kiên cường, quyết tâm cao và tính kỷ luật, tinh thần đồng đội và cho rằng, điều này đúng không chỉ cho bóng đá mà cho cả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, mỗi bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng nêu rõ tinh thần của U23, tinh thần và cách làm như những tháng cuối năm 2017 phải được thể hiện trong quý đầu năm 2018.

Tuyệt đối không đi thăm, chúc Tết lãnh đạo

Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ ngành, địa phương, đơn vị tuyệt đối không tổ chức đi thăm, chúc Tết lãnh đạo; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên, cấp trên “tranh thủ” cấp dưới với mọi hình thức; nghiêm cấm sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động mang tính cá nhân trong dịp Tết, lễ hội...

Theo yêu cầu của Thủ tướng, ngay sau Tết, các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay những ngày làm việc sau Tết bảo đảm chất lượng và tiến độ; không tổ chức du xuân, liên hoan lãng phí thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng đến công việc. Thủ tướng cũng yêu cầu quản lý tốt các lễ hội sau Tết, tránh tình trạng lộn xộn, các hiện tượng tiêu cực trong lễ hội, gây dư luận bất bình. Trong dịp Tết cần đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; an ninh biên giới; đẩy mạnh tấn công, trấn áp tội phạm, nạn đua xe trái phép, đốt pháo, cờ bạc, đánh nhau và tệ nạn xã hội… Đặc biệt, phải chủ động làm tốt công tác an toàn giao thông, không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng, ùn tắc giao thông; đảm bảo phương tiện đi lại thuận tiện để mọi người dân được về nhà “sum họp, đón Tết an toàn”. 

Thủ tướng cũng lưu ý giá tiêu dùng tháng 1/2018 tăng 0,51%, là mức tăng cao so với cùng kỳ, đặt ra đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa trong điều chỉnh giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế để bảo đảm CPI tăng dưới 4% như mục tiêu đặt ra trong năm nay. Vì vậy, các cấp, các ngành, đặc biệt những trung tâm lớn trước mắt chưa tăng các loại giá, phí có liên quan; quản lý tốt giá cả tiêu dùng với giải pháp cụ thể, căn cơ hơn.

Chấm dứt chồng chéo trong quản lý an toàn thực phẩm

Theo ông Dũng, tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký trực tiếp Nghị định 15 thay thế Nghị định 38 về điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm. Nghị định này sẽ giảm 90% sản phẩm hàng hóa phải công bố. Tinh thần của nghị định là phân cấp cho địa phương và doanh nghiệp tự công bố, giảm bớt sự chồng chéo giữa các bộ. Thời gian thủ tục hành chính giảm xuống 7 ngày, trừ nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giảm từ 30 ngày xuống còn 21 ngày.

“Trước đây, sản phẩm kẹo socola phải có 13 giấy phép thì hiện nay cắt bỏ hoàn toàn. Một sản phẩm trước đây là 3-4 bộ nhưng giờ đây không còn sự chồng chéo giữa các bộ và không còn chuyện chồng chéo giữa các cơ quan của bộ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ được quyền lựa chọn đăng ký ở một bộ nào đó do doanh nghiệp quyết định. Theo tính toán, việc này sẽ cắt giảm được 2,8 triệu ngày công, tương đương 2.500 tỉ. Điều này cũng thể hiện mạnh mẽ các nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, cải cách hành chính, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh” - ông Dũng nói. 

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.