Thủ tướng 'thực sự sốt ruột' vì công tác phòng, chống dịch của Kiên Giang và Tiền Giang

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến với Tiền Giang và Kiên Giang.
Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến với Tiền Giang và Kiên Giang.
(PLVN) - Nghe Kiên Giang và Tiền Giang báo cáo về mục tiêu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nhưng chưa thấy sẽ kéo dài giãn cách đến bao giờ, Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh ngay khi số vùng cam, vùng đỏ tại hai địa phương này đang tăng lên.

Sáng nay (13/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì họp trực tuyến với 317 xã, phường, thị trấn, 26 huyện thị của các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang về công tác phòng, chống dịch COVID-19, trước tình hình dịch bệnh tại 2 tỉnh này đang có những diễn biến phức tạp.

Phát biểu ý kiến mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của chủ trương lấy xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ; người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch.

Việc đưa y tế về cơ sở gần dân nhất đã góp phần quan trọng giảm tải tuyến trên, người nhiễm bệnh tiếp cận sớm nhất y tế và giảm tải tuyến trên, giảm các số ca tử vong.

Riêng hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, tình hình diễn biến vẫn còn phức tạp; nhiều đơn vị xã, phường, thị trấn “đang “xanh”, đang “cam” trở thành “đỏ” là điều rất đáng lo ngại. Chúng ta đang thực hiện giãn cách xã hội, phòng, chống dịch, tình hình dần kiểm soát được, trong khi hai tỉnh, số “vùng đỏ”, “vùng cam” lại tăng.

Do đó, Thủ tướng muốn nghe 2 địa phương này trình bày về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch, trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó, điều chỉnh các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, các biện pháp chống dịch cho hiệu quả.

Theo báo cáo của tỉnh Kiên Giang, những ngày qua, số ca mắc mới cộng đồng ở tỉnh này gia tăng, các ổ dịch tiếp tục xuất hiện và có nguy cơ lây lan, bùng phát cao. Trong 7 ngày qua, ghi nhận 1.217 ca, trong đó có 776 ca ghi nhận tại cộng đồng, tăng 203 ca so với tuần trước đó.

Còn tại Tiền Giang, từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 đến nay, ghi nhận tích lũy hơn 12.200 ca mắc, trong đó 299 ca tử vong.

Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng đã đặt nhiều câu hỏi kiểm tra việc nắm bắt tình hình của lãnh đạo các cấp của 2 địa phương này. Một số câu trả lời bị động, chưa nắm chắc tình hình khiến Thủ tướng rất sốt ruột.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, chỉ kiểm tra nhanh đã thấy công tác phòng, chống dịch tại các địa phương này bộ lộc nhiều điểm yếu, sự lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tốc độ xét nghiệm còn chậm hơn tốc độ lây nhiễm, không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, một số nơi lỏng lẻo trong quản lý người về từ vùng dịch.

Lực lượng hỗ trợ tại chốt chặn, khu cách ly chưa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Còn tình trạng chủ quan, lơ là để lây nhiễm từ trong khu cách ly, điều trị ra ngoài cộng đồng.

Nhắc lại bài học phải tiếp cận y tế sớm, phân loại sớm, Thủ tướng phê bình tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang gần 2 tháng triển khai giãn cách xã hội mà vẫn chưa triển khai được trạm y tế lưu động nào.

Các mục tiêu, biện pháp trong báo cáo thì chung chung, không rõ ràng. Ví dụ, đặt ra mục tiêu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thì kéo dài giãn cách đến bao giờ? không thấy đưa ra thời điểm cụ thể trong báo cáo.

Biện pháp y tế là phải rõ, cái này rất nguy hiểm phải khắc phục ngay”, Thủ tướng rất lo lắng trước thực trạng này và yêu cầu Tiền Giang, Kiên Giang chấn chỉnh ngay.

Phải kiểm soát dịch chậm nhất là ngày 30/9

Thủ tướng đánh giá, qua gần 2 tháng thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, Kiên Giang và Tiền Giang đã có rất nhiều cố gắng, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, kết quả chưa được như mong muốn và dự báo tình hình có thể phức tạp hơn.

Về nguyên nhân, Thủ tướng nêu rõ, qua kiểm tra cho thấy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số nơi chưa nắm chắc, chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp; việc nắm tình hình và dự báo tình hình chưa sát; tổ chức thực hiện bị động, lúng túng, không chặt chẽ, chưa khoa học, chưa phù hợp diễn biến dịch bệnh tại địa phương; còn có những bất cập trong quản lý cách ly, di chuyển, điều trị…

Vì vậy, sắp tới, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, giải pháp đã có. Cụ thể, trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải nắm thật chắc các chủ trương, biện pháp về phòng chống dịch, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả tới cấp huyện, cấp xã và tới người dân. Phải tăng cường giám sát, kiểm tra; tỉnh kiểm tra huyện, huyện kiểm tra xã, cấp dưới kịp thời báo cáo, đề xuất cấp trên. Tăng cường tương tác qua lại giữa các cấp để phát hiện, điều chỉnh kịp thời những yếu kém, khó khăn, bất cập. Thủ tướng nhắc lại và yêu cầu phải thực hiện thật tốt các phương thức lãnh đạo của Đảng.

Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và từng huyện, xã đang thực hiện giãn cách phải đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng về thời gian kết thúc giãn cách và các tiêu chí cần đạt để kiểm soát dịch bệnh, các giải pháp để đạt mục tiêu. Trên cơ sở thực hiện nghiêm các Công điện của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế, việc tổ chức thực hiện có thể phân tán, phân cấp tới tận thôn, bản, tổ dân phố… tùy tình hình cụ thể. Cùng với đó là các biện pháp bảo vệ vùng xanh, phát triển kinh tế-xã hội tại những nơi an toàn…

“Phải kiểm soát dịch bệnh càng sớm càng tốt, cố gắng chậm nhất là ngày 30/9” phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng nhấn mạnh, ý thức của người dân trong phòng ngừa dịch bệnh là rất quan trọng, vì vậy phải tuyên truyền, vận động để người dân chủ động tự bảo vệ mình, không bị nhiễm dịch bệnh; khi có vaccine thì tích cực tham gia tiêm chủng, “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”; thực hiện nghiêm 5K; người dân có thể được hướng dẫn tự xét nghiệm, tự điều trị khi cần thiết, kết hợp đông y và tây y, cổ truyền và hiện đại trong điều trị…

Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời với việc chống dịch hiệu quả thì phải chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi dụng tình hình để trục lợi, nhất là trong mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm…, các cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu sai phạm phải kịp thời phát hiện, vào cuộc kiểm tra, xử lý ngay.

“Rất mong các tỉnh, các huyện, các xã đánh giá lại, phát huy những việc làm tốt, rút kinh nghiệm những việc chưa làm tốt, chỉ ra nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để làm tốt hơn. Chủ trương, biện pháp đã đầy đủ, tôi nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện thật tốt từ tỉnh tới huyện, xã và thôn, ấp, tổ dân phố…, các bộ ngành phối hợp, giúp đỡ để 2 tỉnh thực hiện được mục tiêu của mình trong phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân”, Thủ tướng phát biểu.

Cũng tại cuộ họp, Chính phủ, các bộ, ngành đang rất tích cực triển khai các giải pháp để có nhiều vaccine và thuốc điều trị bằng mọi kênh, mọi biện pháp. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tính toán, phân bổ và tổ chức tiêm vaccine khoa học, an toàn, hiệu quả, kịp thời; chủ động chuẩn bị vaccine cho những năm tới và vaccine cho trẻ em. Phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, ý thức người dân là quan trọng, Thủ tướng nhắc lại.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.