Thủ tướng: Thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng để gỡ vướng thể chế

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp
(PLVN) - Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2019, sáng nay (2/11), Thủ tướng cho biết, sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ Tư pháp làm tổ trưởng với sự tham gia của các bộ để rà soát lại các điểm, quy định ràng buộc, chồng chéo, không còn phù hợp để sửa đổi.

Hoàn thành trọn vẹn các mục tiêu đề ra

Thủ tướng cho biết, đến nay, qua 11 tháng, có thể nói các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2019 sẽ hoàn thành toàn bộ. Nhiều mục tiêu cán đích sớm.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, chỉ còn một tháng nữa là kết thúc năm 2019, do đó các cấp, các ngành không được chủ quan, tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thành trọn vẹn các mục tiêu đề ra, phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch 2019 ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, các địa phương. “Địa phương nào chưa hoàn thành tốt thì phải thúc đẩy để hoàn thành tốt” để tăng trưởng năm 2019 không chỉ 6,8%, ngưỡng trên mà Quốc hội giao mà phấn đấu đạt 7%.

Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, làm sao đạt mức cao nhất trong tháng 12 này. Bên cạnh đó, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư công.

Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cuối năm 2019 và kế hoạch đầu năm 2020, “cần bơm vốn vào cho các ngành hàng chúng ta coi là lợi thế như nông nghiệp, khởi nghiệp…”. Bảo đảm lưu thông tiền tệ thông suốt và nguồn vốn tín dụng của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an cần giảm thiểu tín dụng đen, cho vay nặng lãi, trấn áp các loại tội phạm tín dụng ngân hàng, vấn đề mà người dân lo lắng.

Các cấp, các ngành phải tạo thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020, bảo đảm tự do kinh doanh theo pháp luật, lưu thông thông suốt thị trường trong nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu, cần tích cực chống buôn lậu, gian lận thương mại, lũng đoạn thị trường, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm, vào dịp Tết. Có phương án bảo đảm giao thông, vận chuyển hành khách, hàng hóa. Văn phòng Chính phủ chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị về Tết sớm hơn để chủ động hơn. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao chú trọng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh,  trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ đối ngoại trong dịp cuối năm, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Rà soát lại các quy định chồng chéo, không còn phù hợp

Về dự thảo Nghị quyết 01, “kim chỉ nam” cho công tác chỉ đạo điều hành năm 2020, Thủ tướng đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện, rà lại nhiều lần để có một Nghị quyết chất lượng, đưa ra thảo luận tại Hội nghị toàn quốc giữa Chính phủ với các địa phương vào cuối tháng này.

Nghị quyết cần bảo đảm ngắn gọn, tập trung vào những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, điểm cần nhấn mạnh trong chỉ đạo, điều hành từng lĩnh vực, đừng viết tràn lan. Phần phụ lục cần nêu các chỉ tiêu chủ yếu, các kịch bản tăng trưởng.

Thủ tướng nêu rõ tinh thần phát triển bền vững với công thức “3 trong 1”, cạnh tranh năng động về kinh tế nhưng an toàn, bền vững về xã hội và môi trường, vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được củng cố vững chắc. Năng động sáng tạo với môi trường kinh doanh cạnh tranh, minh bạch và công bằng. Người dân yên tâm, doanh nghiệp được tạo điều kiện tốt, giải phóng nguồn lực, giải phóng sức sản xuất.

Nghị quyết cần đưa ra các giải pháp mới, đột phá, sáng tạo với yêu cầu phấn đấu, nỗ lực cao. Tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ hơn, tìm dư địa mới cho tăng trưởng. Thủ tướng cho biết, sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng với sự tham gia của các bộ để rà soát lại các điểm, quy định ràng buộc, chồng chéo, không còn phù hợp để sửa đổi, chứ không nói chung chung là thể chế mà cần chỉ rõ điểm nào, mục nào, điều mấy.

Cần khai thông, giải phóng tối đa mọi nguồn lực, xây dựng nền kinh tế tự cường. Phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Phấn đấu đến năm 2020, cả nước có 1 triệu doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan có chương trình hành động để thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đây là những nhiệm vụ nặng nề năm 2020, cần làm tốt để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.