Thủ tướng: Quyết cắt vốn, chuyển vốn với bộ, ngành địa phương giải ngân vốn đầu tư công chậm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị
(PLVN) - Sáng nay (26/9), phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đối với những bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn chậm quyết cắt vốn, chuyển vốn từ các công trình, dự án của bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để các bộ, ngành, địa phương khác sử dụng có hiệu quả.

Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu truyền hình trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư công. Theo đó, công tác đầu tư công đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là các công trình hạ tầng quan trọng.

Đầu tư công chiếm tới 10,7% tổng giá trị GDP, khoảng 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2019.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho biết, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công đã từ gần chục năm qua đã tạo ra “nút thắt cổ chai” đối với nền kinh tế.

“Tình trạng chậm giải ngân này không phải năm nay mà nhiều năm qua nhưng đặc biệt năm nay giải ngân thấp”, Thủ tướng chỉ rõ.

Bốn hậu quả lớn

Thủ tướng cho rằng, việc giải ngân chậm vốn đầu tư công gây ra rất nhiều hệ lụy và gây 4 hậu quả lớn.

Hậu quả thứ nhất, gây ảnh hưởng tới tăng trưởng của nền kinh tế.

Hậu quả thứ 2, vốn đầu tư công thường là những một trong những nguồn lực của các dự án lớn, hạ tầng quan trọng. “Việc giải ngân chậm sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân của nước ngoài ảnh hưởng tới huy động vốn xã hội, huy động tới uy tín quốc gia giảm niềm tin của các nhà đầu tư”, Thủ tướng chỉ thực trạng.

Hậu quả thứ 3, gây lãng phí lớn khi tiền nằm ở đó mà Chính phủ phải trả thêm chi phí vốn.

Hậu quả thứ 4, doanh nghiệp và chủ đầu tư  gánh chịu chi phí đội lên.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tại hội nghị cần làm rõ hơn nguyên nhân khác quan cơ bản dẫn đến chậm giải ngân. “Các đồng chí nói tình trạng chậm giải ngân do mặt bằng, thủ tục năng lực thi công… Nhưng tôi xin nói cả nước nhiều địa phương hiện đang làm rất tốt, giải ngân từ 70%-80%. Nhưng nhiều địa phương chỉ đạo ra làm sao mà chỉ giải ngân 10% - 15%. Chúng ta phải nói đến trách nhiệm trước đất nước, trước xã hội chứ không phải đổ cho nguyên nhân khách quan được”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đặt câu hỏi: “Tại sao người ta làm được mà mình như thế?. Chúng ta phải nói đến nguyên nhân. Vì chậm do vốn, thủ tục phức tạp hay do tinh thần, thái độ không tích cực? Tại sao người ta làm được mình lại chậm trễ?...”. Thủ tướng cho biết, có những chủ trương giải phóng mặt bằng cả năm rưỡi rồi nhưng đến giờ phút này vẫn ì xèo, tiền không ra khỏi tài khoản, ra xã hội được.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ quyết cắt vốn, chuyển vốn từ các công trình, dự án của bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để các bộ, ngành, địa phương khác sử dụng có hiệu quả, kịp thời hơn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công vẫn là một “điểm mờ” trong bức tranh sáng của tổng thể nền kinh tế.

Giải ngân 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 192.136 tỷ đồng, bằng 45,17% so với kế hoạch Quốc hội giao và bằng 49,14% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2018, trong đó, giải ngân vốn TPCP và ODA đều đạt thấp.

Có 7 bộ, ngành và 14 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 70%, trong đó 4 bộ, ngành và 4 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 80%. Nhiều bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn dưới mức bình quân chung, có 31 bộ, cơ quan Trung ương và 19 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 50%, trong đó, 17 bộ, cơ quan Trung ương và 1 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 30%.

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Đọc thêm

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025

Tưng bừng khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
(PLVN) -  Sáng 19/6, với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, (Hà Nội).

Chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh khi bỏ thuế khoán

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 19/6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng thừa nhận, khi mới triển khai chính sách bỏ thuế khoán từ đầu năm 2026 sẽ có những tác động đến hàng triệu hộ kinh doanh. Hiện, Bộ đang chuẩn bị về mặt pháp lý để hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện đảm bảo thuận lợi, giảm gánh nặng thủ tục và chi phí với các hộ.

Bài 2: Đối diện 'hòn tên, mũi đạn' mà chí không mòn

Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925 - 1945 với những cây bút xuất sắc và vũ khí báo chí tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: T.N)
(PLVN) -  Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - “nước mất, nhà tan” lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành “báo chí cách mạng”, báo chí với sứ mệnh “đồng hành cùng dân tộc”, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới

Thượng tướng Lê Quang Minh trao Bằng khen tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Đó là nhấn mạnh của Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) do Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức chiều 18/6.